4 Tác Dụng Của Lá Lốt Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Lá lốt từ lâu đã được sử dụng trong ẩm thực Việt Nam. Ngoài ra, cây còn được sử dụng rộng rãi chế biến thành gia vị hoặc thuốc. Tại sao lá cây lại được ưa chuộng như vậy? Ngoài ra lá cây có tác dụng gì nữa không? Mời các bạn đọc qua bài viết để tìm hiểu về loại cây này nhé.

Giới thiệu sơ lược về lá lốt

Lá lốt có tên khoa học là Piper Sarmentosum, thuộc họ Hồ tiêu (tiếng anh là Piperaceae). Cây được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam. Cây có thể cao đến 30 – 40 cm, bò dài trên mặt đất, có tính nóng.

Thân màu xanh lục sậm, có lông ngắn, mịn. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá có đầu nhọn, gốc hình tim và không đối xứng. Hoa mọc sát vào trục, màu trắng. Quả mọng, chứa một hạt.

Hoa của cây có màu trắng, thon dài
Hoa của cây có màu trắng, thon dài

Cây lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt. Lá cây được dùng làm gia vị, làm thuốc và dùng chế biến món ăn. Một món ăn đặc sắc của Việt Nam là bò nướng lá lốt.

Lá lốt có những công dụng nào?

Mời bạn đọc cùng bTaskee điểm qua những lợi ích tốt cho sức khỏe để hiểu vì sao loại cây này được ưu chuộng như vậy.

Tổng hợp tác dụng của lá lốt
Tổng hợp tác dụng của lá lốt

Chữa đau nhức khớp xương, khớp gối

Theo các báo cáo từ y học dân gian, trong lá lốt có thành phần tinh dầu, steroid,… Hợp chất này hiệu quả điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, khi trời lạnh, có thể sử dụng để làm giảm đau nhức xương.

Sử dụng 15 gram lá lốt phơi khô (khoảng 20-30 gram lá tươi), sắc 2 chén nước còn nửa chén. Uống khi nước còn ấm sẽ làm tăng hiệu quả của nước lá lốt. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong vòng 10 ngày để thấy được công dụng.

Trị mụn nhọt hiệu quả

Trong lá lốt có thành phần thành phần kháng viêm nên có thể sử dụng trị mụn nhọt. Sử dụng 15 gram lá chanh, lá lốt, lá ráy, lá tía tô rửa sạch rồi giã nhuyễn.

Lau sạch vị trí mụn nhọt, đắp hỗn hợp trên lên, để trong khoảng 10 – 15 phút. Kiên trì thực hiện trong 3 ngày.

Dùng lá lốt trị mụn hiệu quả
Dùng lá lốt trị mụn hiệu quả

Điều trị ra mồ hôi chân, tay

Chuẩn bị 30 gram lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo. Sau đó, cho 1 lít nước, đun sôi. Tiếp tục đun khoảng 3 phút, sau khi sôi cho thêm ít muối rồi nhắc xuống.

Để nước bớt nóng rồi dùng ngâm hai bàn tay hoặc hai bàn chân. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày, đều đặn trước khi đi ngủ. Mồ hôi ở tay, chân sẽ giảm rõ rệt.

Dùng như bài thuốc giải cảm

Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 20 lá lốt, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 2g gừng, 1 nắm gạo và một ít gia vị. 

Cho gạo vào nấu cháo như bình thường. Sau khi gạo đã nở thành cháo, cho các nguyên liệu vào, đun thêm một lát. Ăn khi còn nóng. Nếu có ra mồ hôi, dùng khăn mát để lau.

Lá lốt là bài thuốc tự nhiên giúp giải cảm hiệu quả
Lá lốt là bài thuốc tự nhiên giúp giải cảm hiệu quả

Những điều nên tránh khi sử dụng lá lốt

  • Lá lốt có tính nóng. Do đó, nên hạn chế để phụ nữ đang cho con bú sử dụng nhiều, tránh làm mất sữa hoặc sữa bị loãng không đủ chất.
  • Người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày không nên sử dụng. Nếu phải ăn, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng. Người lớn nên ăn dưới 100 gram/ngày để tránh gặp một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,…

Nếu bạn bận rộn với công việc mà vẫn muốn chuẩn bị món ăn ngon cho gia đình, có thể sử dụng dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee. Chỉ với vài thao tác đặt lịch trên ứng dụng, bạn sẽ có ngay thực phẩm tươi ngon trong 1 giờ.

Tải app bTaskee tại đây

Câu hỏi thường gặp

  1. Ăn chả lá lốt có tác dụng gì?

    Theo Đông y, lá lốt có vị cay tính ấm có tác dụng làm ấm bụng, kháng viêm, giảm đau. Thịt heo có tính bình, tác dụng tư âm nhuận táo. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau có vai trò ôn ấm cơ thể, nâng cao chính khí loại trừ tật bệnh.

  2. Lá lốt ngâm chân hiệu quả không?

    Trong lá lốt có nhiều thành phần dinh dưỡng có ích. Do đó, khi ngâm chân trong lá lốt giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ độc tố khiến cơ thể thoải mái. 
    Bên cạnh đó, kết hợp thực hiện các động tác ấn, day, massage nhẹ nhàng nhằm kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân sẽ mang lại giấc ngủ ngon.
    Thời điểm tốt nhất để ngâm là trước khi đi ngủ 30 phút. Nước ngâm nên cao hơn mắt cá chân 2 cm. Những người có vết thương hở ở chân không nên thực hiện phương pháp này.

  3. Lá lốt có tác dụng gì cho da?

    Như đề cập ở trên, lá lốt kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng để làm dịu đi những nốt mụn, hạn chế chúng quay lại trên làn da của bạn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về cây lá lốt, công dụng và những lưu ý khi sử dụng. Hãy sử dụng đúng cách để mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe bản thân và gia đình nhé.

Xem thêm các bài viết khác:

Hình ảnh: Istock, Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services