Cây Sả: 7 Công Dụng Sức Khỏe Và Tác Dụng Phụ Cần Lưu Ý

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
công dụng của củ sả
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cây sả là một loại gia vị có mùi thơm đặc trưng không thể thiếu trong ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét một số lợi ích sức khỏe mà củ sả mang lại các bạn nhé! 

Cây sả là gì?

Cây sả là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Sri Lanka và Nam Ấn Độ nhưng hiện nay đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Người châu Á thường sử dụng loại cây này như một chất tạo hương vị trong ẩm thực.

Sả là một loại cây thân cao, kích thước dài. Nó có hương thơm nhẹ nhàng và dễ chịu. Trong thực phẩm và đồ uống, sả được dùng làm hương liệu. 

Trong sản xuất, sả được sử dụng làm hương thơm trong chất khử mùi, xà phòng, mỹ phẩm và thuốc diệt côn trùng. 

Củ sả là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Sri Lanka và Nam Ấn Độ
Hình ảnh củ sả

Lợi ích cây sả trong sức khỏe

Cây sả được sử dụng như một phương thuốc dân gian để điều trị nhiều loại bệnh. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu cây sả có thể giúp mang lại những lợi ích sức khỏe tiềm năng này.

Khả năng chống oxy hóa

Tổn thương oxy hóa từ các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa. Theo một bài đánh giá năm 2005, chiết xuất cây sả có tác dụng loại bỏ gốc tự do bằng cách  loại bỏ anion superoxide, và ức chế enzym xanthine oxidase. 

Thêm thực phẩm sả vào chế độ ăn uống góp phần ngăn chặn bệnh và tăng cường sức khỏe.

Tải app bTaskee ngay tại đây

Chống lại nhiễm trùng

Trên thực tế, chiết xuất cây sả có tác dụng tầm soát sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm sâu răng và nhiễm trùng miệng. Theo một nghiên cứu được công bố trên NIH,  hoạt động tinh dầu cho thấy khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans , vi khuẩn gây sâu răng.

củ sả có tác dụng tầm soát sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng miệng
Dùng củ sả làm nước súc miệng có thể phòng ngừa được sâu răng

Điều trị dạ dày

Loét dạ dày gây ra do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và phòng thủ của niêm mạc dạ dày. Để khắc phục điều này, cây sả được tìm thấy có giá trị tiềm năng y học trong việc chữa bệnh đau dạ dày và viêm loét dạ dày.

Điều này được chứng minh vào năm 2012, các chuyên gia đã sử dụng loài gặm nhấm để đánh giá khả năng bảo vệ viêm mạc dạ dày trước những tổn thương do tác nhân gây hoại tử. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc sử dụng cây sả có tác dụng điều trị loét dạ dày. 

cây sả có tác dụng điều trị loét dạ dày.
Củ sả được tìm thấy có giá trị tiềm năng y học trong việc chữa bệnh đau dạ dày

Lợi tiểu

Tiểu tiện là một trong những hoạt động sinh lý quan trọng của cơ thể để loại thải những chất cặn bã ra ngoài. Nếu hoạt động này có vấn đề, nó sẽ là gốc rễ bắt đầu cho nhiều loại bệnh. 

Theo các bài thuốc dân gian, cây sả được biết đến là loại thuốc có tác dụng lợi tiểu tự nhiên. Thuốc lợi tiểu làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn, loại bỏ chất lỏng và natri dư thừa trong cơ thể.

Để xác minh việc này, các nhà nghiên cứu bắt tay vào thử nghiệm. Theo một nghiên cứu kéo dài trong 6 tuần ở chuột, sử dụng chiết suất sả cho mục đích hoạt động lợi tiểu.

Kết quả bất ngờ là sả không có tác dụng phụ sau khi sử dụng. Không có thay đổi về hình thái hoặc mô học nào được nhận thấy trong các cơ quan quan trọng của động vật thử nghiệm và đối chứng. 

Vậy có thể kết luận rằng sử dụng sả có công dụng lợi tiểu mà không ảnh hưởng cơ quan nội tạng khác.

Giúp thư giãn tinh thần

Việc sử dụng sả chế biến thành trà đã nhận được nhiều phản hồi tích cực về việc giảm chứng lo âu. Theo nguồn trung tâm ung thư Hoa kỳ, ngửi mùi sả có thể giúp những người bị lo lắng cải thiện tâm trạng lẫn trí óc.

Tiến sĩ Samaddar từng nói: “Thay thế trà thông thường bằng trà sả là một ý tưởng hay, vì nó không chứa tanin và caffeine-free, có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của bạn”

ngửi mùi sả có thể giúp những người bị lo lắng cải thiện tâm trạng lẫn trí óc.
Sử dụng tinh dầu sả giúp giải tỏa căng thẳng

Tăng lượng hồng cầu

Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng uống trà sả hàng ngày trong 30 ngày có thể làm tăng nồng độ hemoglobin, số lượng hồng cầu trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm máu từ 105 đối tượng người ở thời điểm bắt đầu, sau đó 10 và 30 ngày bắt đầu nghiên cứu. Họ kết luận rằng uống trà sả giúp thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào hồng cầu.

Mặc dù họ không xác định chính xác cách sả làm được điều này, nhưng họ đã gợi ý rằng các đặc tính chống oxy hóa của trà có thể đóng một vai trò nào đó.

Cân bằng cân nặng

Để duy trì vóc dáng cân đối khi lên hình, các diễn viên nổi tiếng thường tận dụng trà sả thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh hoạt động tiểu tự nhiên. Mục đích của việc này nhằm giảm lượng nước dư thừa ra ngoài cơ thể. 

>>> Xem thêm bài viết Cách bảo quản sả tươi để có thể biết cách lưu trữ hương vị trong thời gian dài

sả có tác dụng giảm lượng nước dư thừa ra ngoài cơ thể.
Dùng sả làm nước detox giúp cải thiện cân nặng

Tác dụng phụ khi dùng củ sả

Củ sả rất an toàn đối với hầu hết mọi người khi được sử dụng trong thực phẩm. Nó có thể an toàn khi dùng bằng miệng, bôi lên da, hoặc hít như liệu pháp hương thơm trong thời gian ngắn cho mục đích y học. Tuy nhiên, đã có một số tác dụng phụ độc hại

  • Trẻ em: nếu trẻ em hít phải lượng thuốc chống côn trùng được làm từ cây sả quá nhiều, có thể gây ra ngộ độc phổi, thậm chí tử vong
  • Mang thai và cho con bú: khả năng mất an toàn trong thời gian mang thai bởi vì sả dường như có thể kích thích kinh nguyệt, vì vậy người ta lo ngại rằng nó có thể gây sẩy thai
  • Tổn thương nội tạng: sử dụng tinh dầu sả chanh với lượng lớn có thể gây hại cho gan và màng nhầy dạ dày, và uống quá nhiều trà sả cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận
  • Bệnh nhân hóa trị:  những người đang hóa trị nên tránh dùng sả vì nó có thể cản trở hoạt động của một số tác nhân hóa trị liệu.

Cách làm trà sả 

Như đã nêu những ưu điểm nổi bật liên quan đến sức khỏe của việc sử dụng trà sả bên trên. Dưới đây là 5 bước đơn giản để thực hiện trà sả tại nhà.

Thành phần:

  • 4 cốc nước
  • 1 chén sả
  • 1 muỗng canh mật ong

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch sả tươi với nước. Sau khi làm sạch, cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
  • Bước 2: Đặt một cái chảo lên bếp, đổ nước vào và đun sôi.
  • Bước 3: Thêm sả thái nhỏ vào nước, đun sôi trong 10 phút. 
  • Bước 4: Sau khi nước sôi, bạn sẽ thấy lá sả nhạt dần. Lọc trà và dùng nóng.
  • Bước 5: Cuối cùng, thêm mật ong vào để làm ngọt nó.
thực hiện chế biến trà sả tại nhà chỉ 4 bước đơn giản
Sử dụng trà sả mỗi ngày để nâng cao sức khỏe

Câu hỏi thường gặp

  1. Đông lạnh sả dùng được không?

    Có, sả có thể được bọc trong nhựa và để trong tủ lạnh từ hai đến ba tuần hoặc đông lạnh đến 6 tháng.

  2. Một chất thay thế sả thích hợp trong các công thức nấu ăn là gì?

    Thay thế tốt nhất và dễ kiếm nhất cho sả là vỏ chanh.

Các bài viết liên quan:

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services