Phương Pháp Chống Thấm Tường Nhà Hiệu Quả Triệt Để

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả triệt để
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Chống thấm tường nhà như thế nào để đạt hiệu quả triệt để và tiết kiệm chi phí? Bỏ túi ngay các tuyệt chiêu của bTaskee nhé!

Tại sao cần phải chống thấm tường nhà?

Tường nhà là lớp áo ngoài cùng của công trình, tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố tác động của môi trường nên việc chống thấm là vô cùng quan trọng.

Chống thấm giúp bảo vệ tường nhà khỏi các tác nhân gây hại của môi trường
Chống thấm giúp bảo vệ tường nhà khỏi các tác nhân gây hại của môi trường

Nếu công đoạn này không được làm tốt sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Chất lượng và kết cấu công trình bị xuống cấp nhanh chóng tạo nên các vết bong tróc, nứt bê tông, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường.
  • Công trình bị mất đi tính thẩm mỹ do các vết nứt, vết ố thậm chí rêu mốc.
  • Tường bị ẩm ướt lâu ngày dẫn đến vi khuẩn, nấm mốc phát triển có hại cho sức khỏe thường dẫn đến các bệnh về hô hấp như: Viêm mũi, viêm xoang, nấm da,…
  • Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ do các dây điện âm tường bị ngấm nước lâu ngày. Đồng thời làm giảm tuổi thọ của các vật dụng điện tử trong nhà như: Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…

Nguyên nhân xảy ra tình trạng thấm tường nhà

Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước có thể đến từ rất nhiều lý do như:

  • Quy trình thiết kế và thi công không được chuẩn chỉ ngay từ đầu.
  • Khâu thi công chống thấm bị bỏ qua hoặc thực hiện nhưng không đúng phương pháp.
  • Vật liệu sử dụng kém chất lượng do mua phải hàng giả, hàng nhái. Hoặc sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất nhưng vẫn cố tình thi công khi xây dựng.
  • Công tác nghiệm thu không đạt yêu cầu.
  • Công trình đã sử dụng lâu ngày nhưng không được bảo dưỡng, tu sửa định kỳ.
Tường nhà bị thấm nước xuống cấp do các điều kiện khí hậu
Tường nhà bị thấm nước xuống cấp do các điều kiện khí hậu

Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà mới xây

Chống thấm tường nhà hiệu quả nhất là thực hiện công đoạn này ngay từ khi vừa xây xong. Lúc tường mới vừa khô, người thợ sẽ trát phẳng, đánh bóng, làm sạch và quét lên một lớp sơn chống thấm tường ngoài trời.

Sơn chống thấm tường nhà ngay từ khi mới xây dựng
Sơn chống thấm tường nhà ngay từ khi mới xây dựng

Loại sơn này sẽ được quét cả mặt trong và mặt ngoài để tăng hiệu quả chống thấm. Giá thành lại rẻ, độ bền cao, có tính đàn hồi tốt giúp liên kết các vết nứt nhỏ nhẹ, đặc biệt còn có công năng chống thấm tuyệt vời.

Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà cũ

Chống thấm tường nhà cũ đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm mới đảm bảo được chất lượng và độ an toàn khi thi công.

Loại bỏ lớp sơn bong tróc cũ để sơn chống thấm mới cho tường nhà
Loại bỏ lớp sơn bong tróc cũ để sơn chống thấm mới cho tường nhà

Phương pháp này sẽ được tiến hành theo trình tự như sau: 

  • Bước 1: Cạo sạch lớp sơn cũ đã bong tróc trên bề mặt tường và dùng chổi đánh lớp rong rêu nếu có. 
  • Bước 2: Dùng keo chống thấm để trám các vết nứt, kẽ hở của tường do sụt lún hoặc tác động của môi trường.
  • Bước 3: Phủ từ hai lớp trở lên với các loại sơn chống thấm chuyên dụng.  Lớp sơn cuối cùng có thể chọn màu theo ý tưởng trang trí của gia chủ.

>> Xem thêm: 3+ Cách Xử Lý Tường Bị Thấm Nước Không Phải Ai Cũng Biết

Nếu bạn đang tìm kiếm giúp việc thay mình làm sạch không sạch không gian sống mỗi ngày thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Đội ngũ cộng tác viên chuyên cần và nhanh nhẹn sẽ giúp bạn có một không gian sống sạch sẽ và ngăn nắp.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Vệ sinh – Tái tạo lại lớp bề mặt ngoài của tường nhà cũ

Do thời gian sử dụng lâu năm và là nơi chịu tác động trực tiếp của thời tiết nên mặt tường cũ không tránh khỏi bị bong tróc sơn. Thậm chí là các vết nứt, vết lõm do dãn nở vật liệu hay  tác động ngoại lực làm xứt mẻ tường.

Vệ sinh và sơn chống thấm bảo vệ tường nhà đã cũ
Vệ sinh và sơn chống thấm bảo vệ tường nhà đã cũ

Để tái tạo lại lớp chống thấm cho bề mặt tường ngoài trời, người  thợ phải thực hiện các công đoạn sau:

  • Bước 1: Loại bỏ toàn bộ lớp sơn – ve cũ bị bong, các mảng vữa liên kết yếu. Sau đó dùng chổi sắt hay máy ráp đánh bề mặt  để loại bỏ hoàn toàn lớp vật liệu đã xuống cấp này đi.
  • Bước 2: Trám, vá lại các bề mặt tường bị nứt rãnh bằng keo silicon hoặc vật liệu phù hợp với độ rộng của vết nứt.
  • Bước 3: Trát lại các mặt tường bị bung nở nhiều, tạo mặt phẳng tốt cho thi công chống thấm. Đồng thời tái tạo thẩm mỹ cho tường nhà, tránh bị đọng nước.
  • Bước 4: Sơn chống thấm cho bức tường để tăng khả năng bảo vệ công trình khỏi nước mưa, ẩm mốc,…

>> Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Nhà Bị Ẩm Mốc Đơn Giản Và Dễ Thực Hiện

Quy trình cách chống thấm tường trong nhà

Thực tế cho thấy, sau thời gian dài sử dụng, các công trình nhà ở, văn phòng hay tòa chung cư thường xảy ra tình trạng bị thấm dột, ẩm mốc.

Lâu dần những khu vực này sẽ lan rộng tạo thành các vết nứt lớn thậm chí gây sụp đổ cả mảng tường. Để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra bạn nên giải quyết nó càng sớm càng tốt.

Sơn lót chống thấm cho tường bên trong nhà
Sơn lót chống thấm cho tường bên trong nhà

Có thể phương pháp sử dụng xi măng bạn đã sử dụng chưa được thực hiện đúng là nguyên nhân chính khiến tường bị thấm dột.

Quy trình chống thấm cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Xử lý các vết nứt, bong tróc bằng cách trám silicon hoặc chà sạch lớp sơn cũ.
  • Bước 2: Dùng bột trét tường phủ kín bề mặt khu vực cần chống thấm.
  • Bước 3: Làm phẳng, láng bề mặt tường.
  • Bước 4: Dùng dụng cụ chuyên dùng để phủ lớp sơn lót rồi đến sơn chống thấm. 

>> Xem thêm: Xi Măng Trắng Là Gì? Công Dụng Chống Thấm Bất Ngờ

Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà

Chống thấm tường nhà liền kề bị nứt ở khe tiếp giáp cần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng để có hướng xử lý phù hợp.

Sử dụng keo silicon để tạc vào khe hở tường nhà
Sử dụng keo silicon để tạc vào khe hở tường nhà

Thông thường sẽ có 2 cách xử lý như sau:

  • Đối với tường nhà mới các vết rạn, nứt bé: Chỉ cần dùng keo chống thấm chuyên dụng để trám lại.
  • Đối với tường nhà cũ có các vết nứt lớn: Cần vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn. Sau đó tiến hành đục rộng và sâu 3 – 4 cm xung quanh vết nứt rồi xịt rửa sạch. 

Cuối cùng dùng vật liệu chuyên dụng trét kín chỗ nứt và phủ một lớp chống thấm co giãn lên bề mặt.

Một số lưu ý quan trọng

Một số lưu ý để sử dụng phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả:

  • Chống thấm ngay từ khi mới xây nhà, càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả cao tránh để tình trạng thấm rồi mới chống.
  • Tìm hiểu nguyên nhân thấm dột để có phương hướng xử lý tốt nhất.
  • Chọn ra phương pháp, vật liệu chống thấm phù hợp.
  • Thường xuyên kiểm tra tường nhà, nếu phát hiện vết nứt, vết ố do ngấm mưa cần xử lý ngay.
Chống thấm cho tường nhà ngay khi xây dựng để bảo vệ tuổi thọ của công trình
Chống thấm cho tường nhà ngay khi xây dựng để bảo vệ tuổi thọ của công trình

Câu hỏi thường gặp

  1. Tại sao phải chà sạch lớp sơn – ve cũ trước khi thi công chống thấm cho tường cũ?

    Trước khi thi công chống thấm cho tường cũ cần chà sạch lớp sơn – ve bị bong tróc để tránh bị phồng rộp, bong tróc lớp sơn mới.

  2. Loại sơn chống thấm chuyên dụng phổ biến hiện nay là gì?

    Có hai loại sơn chuyên dụng được nhiều người lựa chọn để chống thấm hiệu quả là Kova và Sika.

  3. Tại sao cần phun lớp lót trước khi bước vào làm chống thấm?

    Vì lớp sơn lót có tác dụng gia tăng liên kết giữa lớp tường và vật liệu chống thấm.

Trên đây là những tuyệt chiêu chống thấm tường nhà nhanh và hiệu quả nhất. Mong rằng những chia sẻ này của bTaskee đã giúp bạn tìm ra phương pháp bảo vệ tường phù hợp với ngôi nhà của mình. Chúc các bạn thành công.

>>> Xem thêm bài viết:

Hình ảnh: Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services