Cây Tùng La Hán: Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Lưu Ý Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây tùng la hán
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cây tùng la hán có nhiều hình dáng độc đáo, mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian sống. Vậy có những giống tùng la hán phổ biến nào? Công dụng và cách chăm sóc giống cây này ra sao? Tất cả sẽ được bTaskee giải đáp phía dưới.

Cây tùng la hán là cây gì?

Nguồn gốc

Cây tùng la hán còn có tên gọi là cây vạn niên tùng, là một loại cây thân gỗ có tuổi thọ cao, lên tới vài trăm năm. Lá cây có màu xanh thẫm, thuôn dài và mọc đối xứng với nhau. Gốc tùng la hán khá đẹp, đặc biệt, cây càng nhiều năm thì thân càng xù xì và cổ kính.

Tùng La Hán là giống cây thân gỗ, lâu năm.
Tùng La Hán là giống cây thân gỗ, lâu năm.

Ý nghĩa phong thủy của cây tùng la hán

Theo quan niệm của phong thủy ngũ hành, tùng la hán tượng trưng cho sự tốt đẹp và may mắn nên thường được nhiều người sử dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà hoặc công ty.

Vì cây tùng la hán có sức sống bền bỉ, luôn phát triển xanh tốt dưới mọi điều kiện thời tiết, nên chúng được cho là mang tới sự thịnh vượng, phồn vinh cho gia chủ.

Đây cũng là loài cây tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, vượt qua nghịch cảnh, mang tới sự phồn vinh cho cuộc sống.

Tùng La Hán góp phần đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Tùng La Hán góp phần đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Đặc điểm của cây tùng la hán

Tên gọi chung/Common NamesCây Tùng La Hán
Tên thực vật/Botanical NamePodocarpus macrophyllus
Họ thực vật/Family Họ Thông Tre
Loại cây/Plant TypeThân gỗ, lâu năm
Kích thước trưởng thành/Mature Size (đơn vị m/cm)Khoảng 20m
Ánh sáng/Sun ExposureƯu ánh sáng 
Thời gian nở hoa/Bloom TimeTháng 5 hàng năm
Màu hoa/Flower ColorMàu trắng
Nguồn gốc/Native AreaNhật Bản, Trung Quốc.

Những loại cây tùng la hán phổ biến.

Hiện nay, có rất nhiều loại tùng la hán khác nhau, chúng thường sống ở những nơi khí hậu nhiệt đới, điển hình như: 

  • Vạn Niên Tùng
  • Cây Tùng Thơm
  • Cây Duyên Tùng
  • Sơn Tùng
  • Tùng Đen. 
Giống cây Tùng Thơm được trồng phổ biến tại châu Âu.
Giống cây Tùng Thơm được trồng phổ biến tại châu Âu.

>> Xem thêm: Cách Chăm Cây Tùng Thơm Tại Nhà Ít Sâu Bệnh, Xanh Tốt

Công dụng của cây tùng la hán

Cây tùng la hán là giống thực vật mang lại nhiều công dụng khác nhau. Những loại cây có kích cỡ lớn thường được sử dụng làm cây xanh trồng trong các khu đô thị, các tuyến phố lớn giúp đem lại sự trang trọng và tính thẩm mỹ cho không gian.

Đặc biệt, tùng la hán được trồng phổ biến theo kiểu bonsai với kích thước nhỏ chỉ từ 1 – 2m, mặc dù là loại thân gỗ nhưng chúng rất mềm và dẻo, dễ uốn thành những kiểu dáng độc đáo và đẹp mắt.

Ngoài ra, cây còn được trồng ở nhiều đình, chùa nhằm thể hiện sự uy nghiêm, trang trọng.

Tùng La Hán được đặt trang trí tại các khu vực công cộng.
Tùng La Hán được đặt trang trí tại các khu vực công cộng.

Cách chăm sóc cây tùng la hán

Ánh sáng

Cách chăm sóc tùng la hán rất đơn giản, bạn chỉ cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng cần thiết cho cây quang hợp giúp lá phát triển xanh tốt.

Đặc biệt, không nên đưa cây vào những góc tối, thiếu ánh sáng như góc nhà, gầm cầu thang, dưới tán cây lớn,…

Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho sự phát triển của Tùng La Hán.
Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho sự phát triển của Tùng La Hán.

Đất trồng

Đối với đất trồng dành cho cây tùng la hán, cần đảm bảo độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Không nên trồng ở những nơi đất khô cằn, bạc màu khiến cây còi cọc và phát triển chậm. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên bón phân và kiểm tra độ ẩm của đất.

Sử dụng giá thể đất có độ tơi xốp cao để trồng cây.
Sử dụng giá thể đất có độ tơi xốp cao để trồng cây.

Nước

Bạn nên tưới nước 1 -2 lần/tuần để đảm bảo cây có đủ lượng nước cho sự phát triển. Lưu ý, không nên tưới quá nhiều nước dẫn đến tình trạng úng rễ, đặc biệt với cây tùng bonsai.

Tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ độ ẩm cho cây.
Tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ độ ẩm cho cây.

Nhiệt độ và độ ẩm

Tùng la hán là loại cây có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vậy nên, bạn nên đảm bảo nhiệt độ môi trường cho cây từ 18 – 25°C.

Giữ nhiệt độ môi trường ở mức trung bình.
Giữ nhiệt độ môi trường ở mức trung bình.

Bạn bận rộn với công việc? Bạn không còn thời gian để cắt tỉa, dọn dẹp căn nhà cây xanh của mình? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng giúp bạn lấy lại không gian sạch sẽ, thoáng mát và trong lành.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Phân bón

Không nên sử dụng các loại phân bón hóa học cho cây tùng la hán mà thay vào đó là các loại phân hữu cơ. Đặc biệt, ưu tiên các loại phân ủ hoai mục để đảm bảo độ tơi xốp và duy trì độ ẩm tốt hơn cho đất.

Bổ sung phân hữu cơ từ thực vật cho cây.
Bổ sung phân hữu cơ từ thực vật cho cây.

Cách trồng cây tùng la hán

Thông thường, tùng la hán được nhân giống bởi nhiều cách khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng tùng la hán được ứng dụng nhiều nhất đó là kiểu bonsai. 

Đảm bảo giá thể trồng phù hợp với phương pháp trồng cây.
Đảm bảo giá thể trồng phù hợp với phương pháp trồng cây.

Phương pháp này sẽ được thực hiện theo hai cách cơ bản, bao gồm: Gieo hạt, chiết cành và giâm cành. Trong đó:

  • Khi lựa chọn cách gieo hạt, bạn nên lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh, hạt đảm bảo đã chín già. Gieo hạt trên bầu đất mịn, nhiều mùn, chú ý giữ ẩm liên tục và để ở khu vực râm mát.

Thời điểm gieo hạt tốt nhất là vào đầu Xuân, trong tiết trời ấm dễ chăm sóc. Hạt sẽ nảy mầm và mọc thành cây con sau 1 – 2 tháng gieo.

  • Đối với phương pháp nhân giống chiết cành, bạn chỉ cần chọn 1 nhánh bánh tẻ, cắt khoanh vỏ cây sau đó bọc lại bằng một lớp đất mùn trộn với thuốc B1 tán nhỏ. Chất này sẽ giúp nhánh cây phát triển rễ nhanh hơn.
  • Giâm cành là phương pháp đơn giản hơn hai cách trên khi nhân giống cây tùng la hán. Bạn nên lựa chọn cành bánh tẻ có chiều dài khoảng 10cm và cắm xuống bầu đất mịn, nhiều dinh dưỡng và đặt tại khu vực râm mát. Lưu ý, nên duy trì độ ẩm của bầu đất, sử dụng thuốc kích thích ra rễ giúp cây phát triển tốt hơn. 

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Trong quá trình trồng và chăm sóc tùng la hán, bạn cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Khi trồng, nên chọn vị trí, đặt cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng để giúp cây quang hợp và phát triển tốt hơn.
  • Vì cây tùng la hán là loại cây chịu hạn tốt, không nên tưới quá nhiều nước tránh tình trạng úng rễ.
  • Chọn đất trồng có độ mùn cao, tơi xốp, thông thoáng và có nhiều sỏi đá.
Nên đặt Tùng La Hán tại nơi có ánh sáng.
Nên đặt Tùng La Hán tại nơi có ánh sáng.

Cách cắt tỉa Tùng la hán

Khi cắt tỉa cho cây tùng la hán đẹp, bạn nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chuyên dụng sau: Kéo bấm lá, kéo cắt cành, cưa cầm tay (dành cho cành lớn),…

Dụng cụ cắt tỉa cây Tùng La Hán.
Dụng cụ cắt tỉa cây Tùng La Hán.

Khi tỉa lá cây tùng la hán, nên dùng tay ngắt sát những đốt của chúng, đặc biệt, nên cắt sát thân cây đối với những cành nào bạn xác định bỏ hẳn. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng kéo bấm làm lá bị tổn thương, khó phát triển sau này.

>> Xem thêm: Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Tùng Bồng Lai Chi Tiết Nhất.

Cách nhân giống

Hiện nay, cây tùng la hán có 3 cách nhân giống chính, gồm: Gieo hạt, chiết cành và giâm cành.

Đối với phương pháp giâm cành: 

  • Bước 1: Lựa chọn cành khỏe, săn chắc, không sâu bệnh để giâm. 
  • Bước 2: Sau đó, đặt trong vườn ươm tới khi cây đạt độ cao từ 15 – 20cm

Lưu ý, đặt cây trong bóng râm 30 – 45 ngày đầu.

  • Bước 3: Đưa ra nắng tới khi cây được 80cm trở lên rồi đem trồng xuống đất.
Cây Tùng La Hán sau khi nhân giống bằng cành thành công.
Cây Tùng La Hán sau khi nhân giống bằng cành thành công.

Đối với phương pháp gieo hạt:

  • Bước 1: Tiến hành lấy hạt từ quả đỏ, chín già từ cây mẹ.
  • Bước 2: Lựa chọn hạt to, mẩy và gieo vào trong một khay đất mịn. 

Lưu ý, đặt khay ươm ở nơi râm mát và giữ ẩm thường xuyên bằng cách phun sương. 

  • Bước 3: Đợi cây con phát triển tốt từ 1 – 2 tháng, sau đó đánh ra ngoài trồng. 
Lựa chọn hạt nhân giống từ quả có màu đỏ, chín mọng.
Lựa chọn hạt nhân giống từ quả có màu đỏ, chín mọng.

Các bệnh thường gặp

Tùng la hán là một trong những loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng cũng không tránh khỏi các loại sâu bệnh gây ảnh hưởng tới sự phát triển như:

  • Bệnh rệp lá, rệp sáp.
  • Bệnh rầy mềm và sâu vẽ bùa.
  • Bệnh thân rỗ.
  • Bệnh nấm lá.
  • Héo úa.
  • Bệnh thối gốc.
  • Lá bị khô quắt….
Các loại rệp, sâu bệnh hại trên cây Tùng La Hán.
Các loại rệp, sâu bệnh hại trên cây Tùng La Hán.

Khi cây gặp phải những loại sâu bệnh trên, bạn nên nhanh chóng đưa ra các phương pháp chữa trị phù hợp để tránh lây lan. Bên cạnh đó, nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị tự nhiên cho cây như:

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe định kỳ cho cây.
  • Tránh để cây bị phơi nắng quá lâu hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.
  • Tươi nước và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
  • Cắt tỉa lá và cành cây không khỏe mạnh.

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây tùng la hán

Dưới đây là một số hình ảnh đẹp, ấn tượng về cây tùng la hán, bạn có thể tham khảo:

Mẫu Tùng La Hán bonsai dáng mini.
Mẫu Tùng La Hán bonsai dáng mini.
Mẫu Tùng La Hán bonsai dáng long ly quy đầu.
Mẫu Tùng La Hán bonsai dáng long ly quy đầu.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế tùng thập.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế tùng thập.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế xuy phong.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế xuy phong.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế thác đổ.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế thác đổ.
Mẫu Tùng La Hán bonsai dáng diệu diệu thục thí.
Mẫu Tùng La Hán bonsai dáng diệu diệu thục thí.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế cơ bản, được nhiều người lựa chọn.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế cơ bản, được nhiều người lựa chọn.
Tổng hợp các mẫu Tùng La Hán bonsai sang trọng, đồ sộ được nhiều người săn đón.
Tổng hợp các mẫu Tùng La Hán bonsai sang trọng, đồ sộ được nhiều người săn đón.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế thoát tục.
Mẫu Tùng La Hán bonsai thế thoát tục.

Câu hỏi thường gặp

  1. Cây tùng la hán có độc không?

    Không, lá cây tùng la hán còn có công dụng cầm máu và giảm sưng. Ngoài ra, quả của cây còn mang tới nhiều giá trị dinh dưỡng, sử dụng để làm thuốc Đông y.

  2. Cây tùng la hán hợp mệnh gì?

    Cây tùng la hán thường hợp với người mang mệnh Mộc và Thủy. Điều này bởi vì cây có sắc xanh và nâu chủ đạo. Ngoài ra, theo ngũ hành tương sinh, Thủy sinh Mộc, nên tùng la hán cũng rất thích hợp với gia chủ mang mệnh Thủy.

Qua những chia sẻ trên của bTaskee về công dụng và cách chăm sóc của giống cây tùng la hán, chắc hẳn đã phần nào giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về loài cây này. Nếu bạn là tín đồ cây cảnh, hay chọn ngay cho mình một chậu tùng la hán để tô điểm cho không gian sống của mình nhé!

>>> Xem thêm nội dung liên quan:

Hình ảnh: Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services