Cách Vệ Sinh Máy Lọc Không Khí Đúng Chuẩn

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
máy lọc không khí
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Không khí ngày càng ô nhiễm hơn, vì vậy mà mọi người thường chọn máy lọc không khí để trong nhà. Nhưng sau thời gian sử dụng, máy sẽ bị giảm chức năng của tấm lọc, gây thất thoát năng lượng. Trong bài viết này, bTaskee xin hướng dẫn các bước vệ sinh máy lọc không khí đúng cách, hiệu quả ngay tại nhà.

Sẽ ra sao nếu ta không vệ sinh máy lọc không khí thường xuyên?

Màng lọc là bộ phận quan trọng nhất trong một máy lọc không khí. Một màng lọc thường sẽ được cấu tạo từ 3 bộ phận chính như sau:

  • Đầu tiên là màng lọc thô giúp loại bỏ những hạt bụi có thể nhìn bằng mắt thường; những vật có kích thước lớn (sợi tóc, sợi bông, sợi vải, …)
  • Tiếp đến là màng lọc trung gian có chức năng giúp khử mùi, khử chất độc. Đặc biệt là có thể giữ lại được phấn hoa lẫn trong không khí.
  • Màng lọc tinh là lớp cuối cùng, sẽ giúp giữ lại những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn PM2.5. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, màng lọc HEPA có thể ít nhất 99,97% bụi, phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn; và bất kỳ hạt nào trong không khí có kích thước 0,3 micromet (µm).
máy lọc không khí trong nhà
Tiêu diệt đến 99,97% vi khuẩn trong không khí với máy lọc không khí (Nguồn: reatimes.vn)

Qua những tìm hiểu về cấu tạo của màng lọc của máy lọc không khí, thì việc giữ máy luôn sạch sẽ vô cùng quan trọng. Màng lọc sau thời gian sử dụng sẽ giữ lại lượng lớn bụi bẩn, làm cản trở hoạt động của máy lọc. Điều này vô hình khiến cho quá trình lọc trở thành “công cốc”.

Ngoài ra, nếu không thường xuyên vệ sinh màng lọc máy lọc không khí sẽ làm giảm tuổi thọ của máy. Và đặc biệt, lượng lớn bụi, vi khuẩn sẽ tích tụ trong máy còn làm ô nhiễm không gian nhà bạn hơn.

Các lưu ý khi vệ sinh máy lọc không khí

  • Nguồn điện cho máy lọc đã được ngắt an toàn.
  • Không nên sử dụng nước khi vệ sinh màng lọc trung gian và màng lọc tinh; vì có thể gây rò rỉ điện, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nên sử dụng máy hút bụi mini hoặc khăn mềm vệ sinh màng lọc cẩn thận để màng sạch bụi nhất.
  • Vệ sinh máy lọc không khí theo thời điểm 1 lần/tháng. Và có thể tăng số lần nếu không gian đặt máy có độ ô nhiễm cao.
  • Và đặc biệt nên chú ý đến việc thay đổi màng lọc mới theo khuyến cáo từ những nhà sản xuất. Đây chính là cách đảm bảo công suất và tuổi thọ của máy lọc.
  • Không cần thay mới mà chỉ cần vệ sinh thật sạch với nước theo định kỳ đối với màng lọc thô.
  • Tùy theo từng nhà sản xuất, nên thay mới màng lọc trung gian sau khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Màng lọc tinh thường sẽ có tuổi thọ lớn lên đến 10 năm mới cần thay đổi mạng lọc mới.

Hướng dẫn các bước vệ sinh máy lọc không khí

Ngắt nguồn điện và tháo rời từng bộ phận của máy lọc không khí

Chúng ta có thể nên tháo rời quạt hút gió nếu cần vệ sinh. Vì đây là bộ phận đằng sau màng lọc nên thường sẽ ít bị bụi bẩn.

ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh máy lọc không khí
Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn khi vệ sinh máy lọc không khí (Nguồn: wemall.com)

Vệ sinh màng lọc theo chất liệu bằng nước hoặc máy hút bụi, khăn mềm

Như đã nêu ra ở phần trên, chúng ta cần nên biết được rằng, có nên thực hiện cách vệ sinh máy lọc không khí, cụ thể là màng lọc bằng nước hay không đều dựa vào yếu tố chất liệu của máy. Cụ thể như sau :

  • Chất liệu từ nhựa, kim loại hoặc thủy tinh nên có thể vệ sinh sạch sẽ bằng nước.
  • Còn các loại màng lọc từ than hoạt tính, titan, phấn hoa, HEPA; nên vệ sinh bằng máy hút bụi, khăn mềm và chổi lông. Và chúng ta nên vệ sinh cẩn thận nếu không muốn ảnh hưởng đến độ bền của màng lọc.

Vệ sinh bộ phận cảm biến của máy lọc

Cảm biến không khí thường được đặt cạnh bên của máy, nếu không thấy có thể tham khảo sách hướng dẫn từ nhà sản xuất. Để vệ sinh cảm biến cần chuẩn bị tăm bông hoặc khăn mềm lau sạch bụi bẩn bám dính. Việc này sẽ giúp máy lọc hoạt động hiệu quả chính xác hơn.

vệ sinh cảm biến
Sử dụng tăm bông để vệ sinh cảm biến của máy (Nguồn: Air filtech)

Lắp rắp lại những bộ phận vào máy lọc

Đầu tiên, chúng ta cần xác định những bộ phận không còn tồn đọng nước. Tiếp đến là lắp rắp từng bộ phận vào máy và nên tham khảo sách hướng dẫn.

Khởi động lại máy lọc không khí bằng nút “RESET”

Đến đây thì việc vệ sinh máy lọc không khí đã gần hoàn thành. Bước cuối cùng là nhấn nút khởi động lại (reset) để thiết lập lại các chế độ máy và cảm biến.

nút reset trên máy lọc
Nhấn nút reset để khởi động lại máy lọc không khí (Nguồn: novadigital.net)

Lưu trữ và bảo quản máy lọc không khí

Nếu chúng ta không còn cần đến sử dụng máy lọc không khí thì phải cần biết cách bảo quản máy để tránh hư hỏng. Trước đó thì chúng ta cũng cần vệ sinh máy lọc không khí đúng như những bước được hướng dẫn bên trên. 

Sau đó, chúng ta nên đặt vào thùng/hộp và lưu trữ ở nơi khô ráo. Chúng ta cần cất giữ máy tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và những nơi ẩm ướt. Và tránh những nơi có độ ẩm cao có thể làm hư hỏng những bộ phận điện tử của máy. 

Trên đây là bài viết cung cấp những kiến thức cần thiết khi vệ sinh máy lọc không khí đúng chuẩn. Việc chúng ta thường xuyên vệ sinh máy là cách giúp máy hoạt động hiệu quả và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn. bTaskee hy vọng với những chia sẻ trên giúp bổ sung thêm vào cẩm nang về dọn dẹp nhà cửa của bạn.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services