Cách Trồng Xà Lách Xanh Tươi Hiệu Quả Cho Bạn

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cách trồng xà lách xanh tươi hiệu quả
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Đã bao giờ bạn mua rau xà lách ở bên ngoài và luôn lo lắng rằng nguồn gốc của nó đến từ đâu, liệu nó có an toàn hay không chưa? Vậy thì nếu như bạn biết cách trồng xà lách thì điều này có thể khiến bạn an tâm hơn trong mỗi bữa ăn. Hãy để bTaskee giúp bạn tìm hiểu cách trồng rau xà lách nhé.

Trồng rau xà lách trong thùng xốp

Chuẩn bị

Đây là một vài nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ bạn cần chuẩn bị khi trồng xà lách.

  • Hạt giống: Hạt giống là nguyên vật liệu bắt buộc có nếu muốn biết cách ươm hạt giống rau xà lách, bạn có thể tìm mua tại những siêu thị, cửa hàng bất kỳ.
  • Chậu nhựa: Bạn chuẩn bị từ 3-4 chiếc chậu nhựa cỡ vừa.
  • Thùng xốp: Chọn thùng có kích thước 40cm x 60cm, từ 2-3 thùng. Đừng quên đục lỗ dưới đáy thùng để cây thoát được nước.
  • Phân bón: Bạn sử dụng loại phân hữu cơ.
  • Đất trồng: Đây là yếu tố quan trọng, bạn hãy chọn đất đủ ẩm, lượng mùn cao, chứa nhiều dinh dưỡng, trộn với xơ dừa theo tỉ lệ 1:1.
trồng xà lách trong thùng xốp
Chuẩn bị hạt giống, chậu nhựa, thùng xốp, phân bón và đất trồng

Cách trồng rau cải xà lách

Với chậu nhựa, bạn hãy đục một vài lỗ dưới đáy chậu để khi tưới nước không bị ngập úng cây. Hãy nhớ rửa sạch chậu để loại bỏ những loài vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới rau. Và bạn cho đất trồng đã chuẩn bị trước đó vào chậu.

Bạn có thể rải trực tiếp hạt giống lên đất vì loại hạt giống này vỏ mỏng nên không cần ngâm nước. Tiếp theo là phủ lên một lớp đất mỏng, tưới lên một lượng nước vừa và chờ hạt nảy mầm. Hãy đặt chậu ở trong các góc tối để giúp hạt nảy mầm. Từ 1-2 ngày hạt sẽ nảy mầm.

Khi hạt mầm phát triển thành cây con khoảng 2 cặp lá thì bạn hãy đem trồng vào thùng xốp. Hãy trồng hàng cách hàng 15cm, cây cách cây 10cm. Nên tưới  cho cây 2 lần/ngày (sáng sớm và chiều). Vào mùa mưa nên có biện pháp bảo vệ những cây con để khỏi bị úng nước. 

Trong quá trình cây phát triển bạn nhớ bón phân hữu cơ 2 lần. Từ 35 cho tới 40 ngày là bạn đã có rau để sử dụng. Và đó là cách trồng xà lách trong thùng xốp.

cách trồng rau sống tại nhà
    Cách trồng rau sống tại nhà

Cách trồng xà lách thủy canh

Ngoài kỹ thuật trồng rau xà lách trong thùng xốp, còn phương pháp trồng thủy canh. Dưới đây là cách trồng xà lách thuỷ canh.

Chuẩn bị

Đây là một vài nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ bạn cần chuẩn bị khi bắt đầu trồng xà lách thủy canh.

  • Giá thể: Bạn có thể lựa chọn dăm bào gỗ thông, xơ dừa, đá sông, đá Vermiculite, xơ dừa và trấu…
  • Thùng chứa dinh dưỡng: Chiều sâu bé nhất là 8inch (20cm), bạn không nên sử dụng thùng kim loại, kim loại có thể bị ăn mòn hoặc oxy hóa, phá vỡ giai đoạn cung cấp dinh dưỡng cho cây.
  • Rọ nhựa thủy canh, tấm phao: Rọ nhựa mua ở các cửa hàng chuyên cung cấp dụng cụ trồng rau, mỗi rọ chứa 1 cây con, tấm phao bạn có thể dùng những tấm xốp bọc thiết bị điện tử, hãy khoan tấm phao để về sau đặt cây, mỗi lỗ khoan cách nhau khoảng 25cm.
  • Máy bơm và ống thủy canh: Lắp đặt máy bơm có khả năng sục khí để tạo bọt, cung cấp oxy cho xà lách. Và ống thủy canh đảm bảo độ sâu ít nhất 10cm.
  • Chất dinh dưỡng: Với cách trồng xà lách thủy canh thì bạn cần những chất canxi, kali, magie mua tại các cửa hàng chuyên cung cấp dụng cụ trồng rau.
  • Hạt giống hoặc cây giống: Bạn có thể tìm mua tại những siêu thị, cửa hàng chuyên cung cấp dụng cụ trồng rau bất kỳ.
trồng xà lách thủy canh
Trồng rau xà lách thủy cách khá kỳ công

Cách trồng xà lách thủy canh

  • Ngâm hạt: Pha nước theo tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh (khoảng 50 độ C), cho ngâm hạt từ 2-3 tiếng. Việc này sẽ loại bỏ hạt lép, sâu, thối.
  • Cho hạt giống vào các giá thể đã được làm ẩm đi bằng dung dịch chứa các chất dinh dưỡng và đặt giá thể vào bên trong rọ trồng rau. Sau 1 tuần, hạt nảy mầm, ra lá thì bạn cho lên giàn.
  • Khi cây cao khoảng 5cm, có khoảng 4 lá, bạn chuyên cây vào rọ nhựa. Xếp từng rọ vào các lỗ đã khoan trên tấm phao, và đặt chúng vào bể chứa.

Một số lưu ý khi trồng rau xà lách

  • Khi phát hiện các lá có biểu hiện vàng, úa, thì hãy nhanh chóng loại bỏ nó và không để lâu thêm, điều này sẽ dẫn tới những cây xung quanh cũng sẽ bị lây bệnh. Hãy loại bỏ sớm khi phát hiện điều này.
  • Nên thêm phân bón cho rau để rau được phát triển một cách tốt nhất, bạn có thể thực hiện với tần suất 1 lần/tháng.
  • Như đã đề cập trên, bạn nên đục hoặc khoan một vài lỗ bên dưới thùng trồng cây để cây không bị ngập úng.
  • Lưu ý cuối cùng khi bạn học cách trồng xà lách là hãy thường xuyên kiểm tra, chăm sóc tình trạng cây vì có thể sẽ xuất hiện sâu bệnh trong quá trình cây phát triển.
kiểm tra và chăm sóc xà lách
Thường xuyên kiểm tra, chăm sóc xà lách.

Câu hỏi liên quan

  1. Nên trồng xà lách vào thời gian nào?

    Xà lách dễ sống và dễ thích nghi với mọi điều kiện về đất trồng nên có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên xà lách là loại cây trồng phù hợp với khí hậu mát, phát triển tốt hơn vào mùa xuân và mùa thu. Sau khi trồng khoảng từ 35 – 40 ngày là đã có thể thu hoạch được.

  2. Trồng xà lách có cần sử dụng phân bón không?

    Bởi vì xà lách là loại cây trồng cắt đi rồi mọc lại nên cần nhiều phân bón để giúp chúng tiếp tục ra lá mới cho lần thu hoạch tiếp theo. Xà lách có thể bón loại phân bón dạng hạt hoặc hòa tan trong nước hai tuần một lần, chẳng hạn như phân bón 10-10-10 hoặc 5-5-5 (tỷ lệ N-P-K), được pha loãng đến một nửa nồng độ.

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thể nắm cho mình cách trồng cải xà lách. Chúc bạn thành công và có các lứa rau xà lách xanh tươi, an toàn.

Hình ảnh: Etsy, Dreamstime

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services