Cách Làm Bánh Đúc Mặn Đơn Giản Hấp Dẫn Tại Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cách làm bánh đúc mặn
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bánh đúc mặn là một món ăn dân dã rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, nhiều dinh dưỡng. Cùng bTaskee khám phá 2 cách làm bánh đúc mặn chuẩn vị Nam, Bắc ngay dưới đây!

Hướng dẫn cách làm món bánh đúc mặn chuẩn vị Nam Bộ

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Phần bột bánh:

Nguyên liệu làm phần bột bánh đúc mặn Nam bộ gồm 240g bột gạo, 100g bột năng, vv..
Nguyên liệu làm phần bột bánh đúc mặn Nam bộ gồm 240g bột gạo, 100g bột năng, vv..

Phần nhân bánh mặn:

  • 200g thịt nạc vai lợn
  • 200g thịt tôm tươi làm sạch, rút chỉ lưng
  • 200g củ sắn và cà rốt cắt hạt lựu
  • 1 muỗng canh tỏi băm
  • 1 muỗng canh hành tím băm
  • 1 muỗng canh hành trắng băm
  • Hạt nêm, nước mắm, tiêu
  • Âu, phới lồng, nồi,…
Nguyên liệu làm nhân bánh đúc mặn nam bộ gồm 200g thịt nạc vai lợn, 200g tôm tươi, vv…
Nguyên liệu làm nhân bánh đúc mặn nam bộ gồm 200g thịt nạc vai lợn, 200g tôm tươi, vv…

Nguyên liệu làm nước chấm, món ăn kèm

Nguyên liệu làm nước chấm bánh đúc mặn Nam Bộ gồm 1 muỗng nước mắm, nửa tỏi, vv…
Nguyên liệu làm nước chấm bánh đúc mặn Nam Bộ gồm 1 muỗng nước mắm, nửa tỏi, vv…

Các bước làm bánh đúc mặn theo vị Nam Bộ

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Củ sắn và cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, xắt hạt lựu và cắt thành sợi nhỏ. 
  • Sau lấy 3 củ hành tím và 2 tép tỏi băm nhuyễn.
  • Hành lá rửa sạch, bỏ phần gốc, phần lá cắt nhỏ.
  • Băm 1 quả ớt và phần tỏi còn lại để riêng sau cho vào nước chấm.
  • Ướp 180g thịt heo xay với 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng tiêu xay, 1 muỗng nước mắm và 1/2 muỗng hành tím băm rồi trộn đều, ướp khoảng 15 phút.
Sắn và cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi và xắt hạt lựu.
Sắn và cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi và xắt hạt lựu.

Bước 2: Trộn hỗn hợp bột bánh

  • Cho hết bột gạo, bột năng, nước cốt dừa và 500ml nước vào âu.
  • Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hoà tan.
  • Rây bột qua lọc để mịn hơn.
  • Để bột nghỉ trong khoảng 20 phút.
Khuấy bột và rây bột cho mịn
Khuấy hỗn hợp bột và rây cho mịn.

Bước 3: Đem nấu hỗn hợp bột bánh đúc sệt lại

  • Thoa một ít dầu ăn vào bên trong khuôn bánh. Khuấy đều phần bột vừa pha và cho 1/3 phần bột vào khuôn.
  • Bắc nồi lên bếp khoảng 1 lít nước và cho khuôn bánh vào hấp cách thủy. Cứ mỗi 7 phút, bạn mở nắp nồi và đổ thêm 1/3 phần bột cho đến khi hết bột.
Thoa một ít dầu ăn bên trong khuôn bánh.
Thoa một ít dầu ăn bên trong khuôn bánh.

Bước 4: Cho bánh và khuôn hấp chín

  • Sau khi đổ hết bột vào thì bạn nên đặt một miếng giấy hoặc khăn sạch lót lên mặt nồi để ngăn hơi nước làm bánh loãng. 
  • Hấp bánh trong khoảng 15-20 phút, chọc tăm vào mà không dính nghĩa là bánh đã chín.
Sau khi đổ hết bột vào thì đặt một miếng giấy hoặc khăn sạch lót lên mặt nồi.
Sau khi đổ hết bột vào thì đặt một miếng giấy hoặc khăn sạch lót lên mặt nồi.

Bước 5: Xào nhân bánh đúc

  • Bắc chảo lên bếp cùng với 2 thìa dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho phần tỏi băm và hành tím vừa băm vào phi thơm, để lửa vừa.
  • Khi hành và tỏi đã vàng thơm, bạn cho phần thịt đã ướp vào xào lại.
  • Cho thêm 50ml nước, sau khi nước sôi thì bạn cho phần cà rốt và sắn vào xào đều. Đảo đều tay trong khoảng 3 phút, bạn cho hành lá vào trộn đều rồi tắt bếp.
Bắc chảo lên bếp cùng với 2 thìa dầu ăn.
Bắc chảo lên bếp cùng với 2 thìa dầu ăn.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách Làm Bánh Xèo Thơm Ngon Giòn Tan Tại Nhà

Chuẩn bị nước mắm và đồ chua

  • Chuẩn bị chén 50ml nước nóng. Cho vào 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm khuấy đều cho đường tan hết.
  • Cho phần tỏi ớt băm nhuyễn vào và vắt thêm miếng chanh, khuấy đều.
  • Bạn có thể điều chỉnh độ mặn, ngọt, chua theo khẩu vị của mỗi người.
Cho 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm khuấy đều cho đường tan.
Cho 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm khuấy đều cho đường tan.

Thưởng thức thành phẩm

Đợi bánh nguội bớt rồi cho bánh ra dĩa, cắt thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn. Rải đều phần nhân lên bánh.

Món bánh đúc mềm ngon, hấp dẫn, thơm vị nước cốt dừa và có nước chấm chua ngọt cho món ăn thêm đậm đà. Có thể ăn bánh kèm với ít giá đỗ trụng sơ qua nước sôi nhé!

Đợi bánh nguội bớt rồi cho bánh ra dĩa, cắt thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn.
Đợi bánh nguội bớt rồi cho bánh ra dĩa, cắt thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn.

Nếu bạn bận rộn nhưng vẫn muốn được thưởng thức các món ăn ngon làm tại nhà như bánh đúc. Hãy đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình tại app bTaskee. Các chị Ong Cam sẽ nhanh chóng đến và thực hiện ngay tại bếp nhà bạn, đảm bảo ngon chuẩn vị, sạch sẽ và an toàn.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!

Hướng dẫn cách làm món bánh đúc mặn miền Bắc

Chuẩn bị nguyên liệu

Phần bột bánh

  • 150g bột gạo tẻ
  • 150g bột năng
  • 700ml nước lọc
  • 1/2 muỗng cà phê muỗi
Nguyên liệu phần bột bánh đúc mặn miền Bắc gồm 150g bột gạo tẻ, bột năng,vv…
Nguyên liệu phần bột bánh đúc mặn miền Bắc gồm 150g bột gạo tẻ, bột năng,vv…

Phần nhân bánh

  • 300gr thịt heo xay
  • 20g mộc nhĩ
  • 20g nấm hương khô
  • 2 củ hành
Nguyên liệu phần nhân bánh đúc mặn miền Bắc gồm 300gr thịt heo xay, vv…
Nguyên liệu phần nhân bánh đúc mặn miền Bắc gồm 300gr thịt heo xay, vv…

Phần nước chấm, món ăn kèm

  • Nước mắm nguyên chất
  • 1 quả chanh
  • 100g rau mùi tây
  • Gia vị khác: đường, tiêu xay, dầu ăn, dầu mè
Chuẩn bị nước chấm của bánh đúc mặn miền Bắc gồm nước mắm nguyên chất, vv…
Chuẩn bị nước chấm của bánh đúc mặn miền Bắc gồm nước mắm nguyên chất, vv…

Các bước làm bánh đúc mặn theo vị Bắc Bộ

Bước 1:  Sơ chế các nguyên liệu

  • Sau khi mua nấm hương khô về thì ngâm trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút cho nở. Sử dụng dao để cắt phần chân nấm và băm nhuyễn.
  • Sau khi mua mộc nhĩ về thì nên ngâm trong nước ấm từ 10 – 15 phút cho nở. Sau đó cắt bỏ phần chân mộc nhĩ và thái thành sợi trước khi băm nhuyễn.
  • Bóc sạch phần vỏ bên ngoài của hành củ rồi sau đó rửa sạch và mang đi băm nhuyễn.
Sau khi mua nấm hương khô về thì ngâm trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút.
Sau khi mua nấm hương khô về thì ngâm trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút.

Bước 2:  Làm nhân bánh

  • Chuẩn bị một cái bát lớn rồi cho thịt xay, nấm hương và mộc nhĩ vào rồi trộn đều. Sau đó cho thêm ít muối hạt nêm và nước mắm rồi nếm sau cho vừa khẩu vị.
  • Đặt một chảo dầu ăn lên bếp và để vừa lửa. Phi hành tím cho thơm, sau đó hòa trộn cả thịt xay và nấm để xào cho săn lại.
Trộn đều thịt xay, nấm hương và mộc nhĩ trong bát to.
Trộn đều thịt xay, nấm hương và mộc nhĩ trong bát to.

Bước 3: Đem nấu hỗn hợp bột bánh đúc sệt lại

  • Chuẩn bị một nồi lớn và trộn chung 150gr bột gạo tẻ, 150gr bột năng, 1/2 thìa cafe muối, và 700ml nước vào nồi.
  • Khuấy đều bột bằng đũa cho đến khi hoàn toàn tan, sau đó có thể lọc qua rây hoặc vải để gỡ bỏ những cục bột.
  • Ngâm bột trong khoảng 1-1,5 tiếng để bột lắng xuống đáy. Sau đó, sử dụng vá để múc bớt nước trên bề mặt và đổ vào một bát khác. Tiếp theo, lấy lượng nước đúng bằng phần nước vừa múc ra, đổ lại vào nồi, khuấy đều.
Trộn chung 150gr bột gạo tẻ, 150gr bột năng, 1/2 thìa cafe muối, vv..vào nồi.
Trộn chung 150gr bột gạo tẻ, 150gr bột năng, 1/2 thìa cafe muối, vv..vào nồi.

Bước 4: Nấu bánh đúc chín

  • Bắt nồi bột lên bếp với lửa ở mức vừa và sử dụng đũa để khuấy đều suốt quá trình nấu để tránh cháy ở đáy nồi. Sau khoảng 2 – 3 phút, hỗn hợp bột sẽ bắt đầu sệt và đặc lại, sau đó giảm lửa nhỏ và tiếp tục khuấy đều.
  • Tiếp tục khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột đặc sệt lại và chuyển sang màu trắng đục. Giảm lửa xuống mức thấp nhất và thêm 2 muỗng dầu ăn cùng 1 muỗng dầu mè vào, sau đó khuấy đều.
  • Tiếp tục khuấy trong 5 – 10 phút ở lửa nhỏ nhất cho đến khi bột trở nên trong suốt dẻo quánh và không còn cảm nhận vị bột sống. Sau đó tắt bếp và đậy hé vung để tránh bánh khô phía trên.
Bắt nồi bột lên bếp với lửa ở mức vừa và sử dụng đũa để khuấy đều.
Bắt nồi bột lên bếp với lửa ở mức vừa và sử dụng đũa để khuấy đều.

Chuẩn bị nước chấm

Mức độ ngon của bánh đúc mặn thường phụ thuộc vào việc pha nước chấm. Thông thường, người ta sử dụng công thức pha nước mắm bánh đúc theo tỷ lệ 1:1:1, tức là 1 muỗng nước mắm sẽ được pha với một muỗng đường và một muỗng nước lọc. 

Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ này phù hợp với lượng bánh đúc bạn làm. Ngoài ra, không thể thiếu tỏi và ớt băm nhuyễn để tăng thêm hương vị cho bánh đúc.

Mức độ ngon của bánh đúc mặn thường phụ thuộc vào việc pha nước chấm.
Mức độ ngon của bánh đúc mặn thường phụ thuộc vào việc pha nước chấm.

Thưởng thức thành phẩm

Khi thưởng thức, hãy múc bánh đúc vào chén và đặt nhân lên trên. Sau đó, trang trí với một ít ngò rí rồi rưới đều một ít nước mắm chua ngọt lên mặt. Khi ăn, bánh đúc sẽ mang lại cảm giác mềm dẻo của bột, vị mặn từ nước mắm và sự giòn giòn từ nấm.

Khi thưởng thức, hãy múc bánh đúc vào chén và đặt nhân lên trên.
Khi thưởng thức, hãy múc bánh đúc vào chén và đặt nhân lên trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách làm bánh đúc mặn chuẩn vị Nam bộ và Bắc Bộ. Hy vọng các bạn sẽ biết cách làm đơn giản và dễ dàng tại nhà cho gia đình vào cuối tuần. Chúc bạn thành công! Đừng quên chia sẻ thành quả dưới phần bình luận nhé!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Youtube, bunbobae, facebook

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services