Cách Khử Mùi Hôi Mốc Trên Nệm Cực Hiệu Quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
KHỬ MÙI HÔI NỆM
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Nệm xuất hiện mùi hôi sau một thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân gây ra mùi hôi và cách khử mùi hôi nệm hiệu quả là gì? Hãy cùng bTaskee tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây ra mùi hôi ở nệm

Một trong những nguyên nhân chính gây mùi ở nệm là mồ hôi của cơ thể người tiết ra khi ngủ thấm vào nệm. Lâu ngày sẽ xuất hiện những mảng ố vàng trên nệm và có mùi mốc.

nệm bẩn
Nệm bị ố, mốc sau một thời gian sử dụng

Ngoài ra còn có một số nguyên yếu tố gây mùi ở nệm như:

  • Vi khuẩn hoặc bụi bẩn tồn tại trong không khí tích tụ lâu ngày trên bề mặt nệm gây ra mùi hôi, ẩm mốc.
  • Nệm bị ẩm mốc và vết nước đổ lên bề mặt.
  • Từ các vết bẩn của đồ ăn đổ lên nệm.
  • Mùi khai nước tiểu của em bé tè dầm hoặc vết máu dính trên nệm.
  • Mùi hôi bắt nguồn từ thú cưng của bạn.
  • Sử dụng nệm chưa được hong khô hoàn toàn sau khi giặt hoặc vị trí đặt nệm bị ẩm mốc khiến cho nệm xuất hiện mùi hôi mốc khó chịu.

Một khi nệm có mùi hôi, ẩm mốc thì chắc chắn sẽ gây ra sự khó chịu cho chúng ta. Vậy các cách xử lý nệm bị mốc là gì?

Khử mùi hôi mốc, mùi nước tiểu bằng cách vệ sinh chăn, gối, ga nệm

Cách khử mùi hôi cho nệm hiệu quả đầu tiên là thực hiện giặt sạch chăn, gối, ga trải nệm. Vì đây là lớp tiếp xúc đầu tiên với các tác nhân gây mùi.  

Tốt nhất bạn nên thực hiện giặt chăn gối, ga trải nệm định kỳ để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và không có mùi. Nếu như ga trải nệm bị thấm nước tiểu thì bạn hãy giặt ngay lặp tức để khử mùi hôi nước tiểu trên nệm hiệu quả.

vệ sinh chăn ga để khử mùi hôi cho nệm
Vệ sinh chăn, gối, ga nệm định kỳ để khử mùi hôi

Cách vệ sinh chăn ga gối nệm giống như thông thường, cho vào giặt hoặc giặt sạch bằng tay. Hãy nhớ sử dụng các loại nước xả vải để tạo mùi thơm cho chúng nhé. Đối với ruột gối, bạn có thể đem phơi ngoài nắng để khử mùi.

Vệ sinh khử mùi hôi mốc cho bề mặt nệm

Sau khi thực hiện vệ sinh cho chăn gối, thì tiếp đến bạn cần khử mùi cho nệm để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi thấm sau trong nệm.

Vệ sinh khử mùi cho nệm
Khử mùi cho nệm

Sau đây là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để khử mùi hôi mốc cho nệm:

  • Dùng baking soda kết hợp với giấm ăn để khử mùi hôi trên nệm.
  • Kết hợp rượu và nước ấm để xử lý mùi hôi nệm.
  • Sử dụng thuốc tẩy hoặc amoniac để khử mùi.

1. Sử dụng baking soda với giấm để hút ẩm và xử lý mùi

Đây là một trong những cách khử mùi hôi nệm hay được sử dụng và hiệu quả nhất. Baking soda thì có công dụng khử mùi, hút ẩm.

Còn giấm thì có tính axit nhẹ giúp làm sạch vết bẩn, diệt khuẩn. Kết hợp chúng lại với nhau chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng baking soda với giấm
Sử dụng baking soda với giấm

Dụng cụ: Chai xịt, giấm, nước ấm, baking soda, máy hút bụi

Cách thực hiện

  • Bước 1: Pha giấm cùng với nước ấm heo tỉ lệ 1:2 và cho vào chai, sau đó xịt đều trực tiếp lên toàn bộ bề mặt nệm (cả 2 mặt của nệm). Xịt đến khi cảm thấy bề mặt nệm đã ướt. Sau đó để giấm thấm và khô đi.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn rắc baking soda lên bề mặt nệm. Sau nữa tiếng, hút sạch lớp bột bằng máy hút bụi hoặc có thể dùng máy giặt nệm để làm sạch.
  • Bước 3: Đem nệm đặt ở nơi thoáng khí để hong khô nệm. Lưu ý không phơi dưới ánh nắng mặt trời

Xem thêm: Cách làm sạch ghế sofa vải bằng baking soda tại nhà

2. Dùng rượu và nước ấm để xử lý mùi nước tiểu trên nệm

Rượu có tính sát khuẩn, dễ bay hơi, không để lại mùi khó chịu. Vì thế, bạn có thể dùng rượu kết hợp với nước ấm để diệt khuẩn, khử mùi hôi cho nệm do nước tiểu hoặc nấm mốc gây ra.

Khử mùi nệm bằng rượu
Khử mùi nệm bằng rượu

Dụng cụ: Rượu, nước ấm, chai xịt, cọ rửa, máy hút/máy giặt nệm

Cách thực hiện

  • Bước 1: Pha rượu với nước ấm và cho vào chai xịt. Sau đó xịt lên những vị trí gây mùi hoặc toàn bộ về mặt nệm.
  • Bước 2: Dùng bàn chải để làm sạch các mảng ố, vết bẩn
  • Bước 3: Dùng khăn lau sạch hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch mùi và vết bẩn.

3. Cách khử mùi nước tiểu trên nệm bằng cồn

Khi vừa phát hiện trẻ vừa tè, bạn dùng 1 cốc nước đổ vào chỗ tè, sau đó dùng khăn khô đặt lên vùng nệm ướt, dùng chân giẫm mạnh vào nệm để đẩy nước ra ngoài, nước sẽ thấm vào khăn.

Sau khi nệm đã rút bớt nước, bạn xịt cồn lên phần đệm bị ướt, sau đó để đệm khô tự nhiên. Cồn sẽ giúp khử mùi hôi của nệm phần nào.

khủ mùi hôi của nệm
Dùng cồn để khử mùi hôi của nệm cũng là cách nhiều mẹ áp dụng khi trẻ tè dầm

4. Sử dụng thuốc tẩy để làm sạch vết ố và khử mùi

Thuốc tẩy được sản xuất với công dụng tẩy sạch các vết bẩn cực mạnh. Bên cạnh đó nó còn giúp khử mùi hiệu quả

Sử dụng thuốc tẩy
Sử dụng thuốc tẩy

Ngoài ra bạn có thể sử dụng Amoniac để làm cách xử lý nệm bị hôi giống như thuốc tẩy.

Dụng cụ: Thuốc tẩy, nước ấm, thau nước, khăn lau, cọ, máy hút bụi

Cách thực hiện

  • Bước 1: Pha nước ấm cùng với thuốc tẩy theo tỉ lệ 1:2
  • Bước 2: Sử dụng khăn lau qua toàn bộ bề mặt nệm. Đối với những vết bẩn, bạn sử dụng cọ để làm sạch chúng
  • Bước 3: Dùng máy hút bụi để hút sạch bề mặt nệm

5. Khử mùi bằng tinh dầu và tạo mùi thơm cho căn phòng

Nếu muốn cho nệm có mùi thơm hơn, bạn chuẩn bị một chai tinh dầu dạng xịt với các mùi hương như: mùi chanh, oải hương, hoa nhài, hoa hồng, bạc hà… hoặc mùi hương nào mà bạn cảm thấy yêu thích. Sau đó, xịt trực tiếp ở 4 góc nệm, dần dần vào phần trung tâm của nệm để mùi hương được lan tỏa đều, nệm sẽ bớt đi mùi hôi khó chịu.

Khử mùi bằng tinh dầu giúp thơm và thoải mái hơn
Khử mùi bằng tinh dầu giúp thơm và thoải mái hơn

Xem thêm: TOP dung dịch nước giặt nệm an toàn, làm sạch hiệu quả

 Lưu ý khi vệ sinh khử mùi cho nệm

Lưu ý khi vệ sinh khử mùi đệm
Lưu ý khi vệ sinh nệm
  • Không được phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sử dụng quạt máy, máy lạnh, máy sấy bật chế để làm khô nệm sau khi vệ sinh.
  • Không sử dụng bàn là, quạt sưởi để hong nệm, chăn ga hay gối. Điều này sẽ làm nệm dễ bị cháy xén, biến dạng hoặc chăn gối bị phai màu
  • Khi sử dụng các chất tẩy, nên lưu ý không dung các chất tẩy mạnh, có độ pH>7,  mà hãy dùng các loại chất tẩy có độ pH<7
  • Khi vệ sinh hạn chế làm cho bề mặt nệm quá ướt. Vì đối với một số loại nệm sẽ lâu khô khi bị ngấm nước

Câu hỏi thường gặp

  1. Tại sao không nên phơi nệm ngoài trời nắng?

    Vì đối với một số loại nệm làm từ cao su, mút sẽ bị biến đổi cấu trúc khi tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian đủ lâu. Nệm sẽ trở nên chai sần, giảm độ đàn hồi, êm ái.
    Ngoài ra, tia nắng mặt trời sẽ làm khô các chi tiết của đệm gây nứt nẻ, gãy, phai màu. Là nguyên nhân gián tiếp làm hỏng đệm.

  2. Nệm sợi bông ép có phơi dưới nắng được không?

    Phần nhiều các loại nệm đều được khuyến cáo là không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên đối với nệm bông ép thì bạn có thể phơi được.
    Vì bông ép được làm từ chất liệu sợi Polyester kết dính nên có cấu trúc thở thoải mái, chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể phơi nệm ngoài trời nắng dịu khi bị ướt.

Hình ảnh: Canva.

Hy vọng với những cách khử mùi hôi nệm trên sẽ ích ích cho bạn trong việc xử lý mùi hôi cho chiếc nệm nhà mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ vệ sinh nệm của bTaskee để làm sạch, khử mùi cho chiếc nệm nhà bạn.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services