Mẹo Cách Âm Phòng Ngủ Nhanh Và Dễ Dàng Nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cách âm phòng ngủ
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Sau một ngày làm việc mệt mỏi thì thời gian nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng. Chính vì thế việc cách âm phòng ngủ được nhiều lựa chọn để có thể tránh những tạp âm làm phiền đến bản thân.

Vì sao nên cách âm phòng ngủ?

Phòng ngủ là không gian mang tính riêng tư của các thành viên trong gia đình. Là nơi mà bản thân có thể thả lỏng và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên sẽ thật phiền phức nếu bạn bị làm phiền bởi những tạp âm không cần thiết từ môi trường bên ngoài. Đó chính là lý do nhiều gia đình hiện nay đã thiết lập hệ thống cách âm phòng ngủ.

Cách âm có chức năng làm cho âm thanh bên ngoài không lọt vào phòng ngủ. Đồng thời, những sinh hoạt riêng tư cá nhân trong phòng ngủ cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến người khác. 

Ngoài chức năng nêu trên thì cách âm phòng ngủ cũng giúp cho căn phòng của chúng ta trông đẹp mắt sang trọng hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng chất liệu không phù hợp cũng sẽ khiến diện tích phòng ngủ bị thu hẹp và bất tiện.

Các vật liệu cách âm phòng ngủ nên sử dụng

Để có thể hiểu rõ hơn về cách để cách âm phòng ngủ thì chúng ta cũng cần biết được có những loại vật liệu cách âm nào.

Bông thủy tinh

Đây là một loại vật liệu có trọng lượng rất nhỏ, cấu tạo từ nhiều sợi thủy tinh và liên kết với với nhau. Thành phần chủ yếu của bông thủy tinh gồm: Oxit kim loại, aluminum, silicat canxi. Đây là những thành phần có chức năng cách âm và cách nhiệt tốt nhất hiện nay.

Bông thủy tinh
Bông thủy tinh cách âm

Đối với cách âm loại bông thủy tinh sẽ được hiểu như là một lớp bông thủy tinh được bao bọc bởi vách. Vách ngăn phòng ngủ cách âm này được làm từ thạch cao hoặc các loại vật liệu cứng khác nhau.

Và một điều quan trọng là giữa vách và bông thủy tinh cũng cần có khoảng trống, điều này giúp ngăn cản sự giao động của âm thanh qua các vật liệu.

Tỷ trọng của bông thủy tinh tỷ lệ thuận với mức độ cách âm. Mức giao động trung bình của bông thủy tinh thường giao động ở các số liệu T32, T24, T12 với độ dày là 50mm và 25mm. Trong quá trình thi công cũng nên chú trọng đến việc bảo hộ cho da, nếu bị dính bông thủy tinh sẽ gây ngứa.

Tấm thạch cao

Khác với tính chất mềm mại của bông thủy tinh. Thạch cao là vật liệu cách âm cứng và có tính thẩm mỹ hơn. Nhờ vào ưu thế này mà thạch cao còn được dùng để trang trí.

Tấm thạch cao
Tấm thạch cao

Một vách thạch cao có chỉ số cách âm khoảng 70dB. Nó có trọng lượng trung bình khoảng 20kg đối với một mét vuông. Màu nguyên bảng của thạch cao là màu trắng nên rất dễ dàng sử dụng để thi công.

Người thi công có thể thay đổi màu sắc của các tấm thạch cao bằng cách sơn các màu phù hợp với mong muốn của gia chủ.

Cao su non 

Trong cấu tạo cao su non có nhiều lỗ nhỏ li ti liền kề và liên kết với nhau. Cấu tạo này giúp cao su non có khả năng hấp thụ âm thanh rất tốt. Ngoài ra, khả năng chống rung và chống chịu sự ăn mòn của không khí cũng rất đáng được nhắc đến.

Cách làm cách âm phòng ngủ bằng cao su non cũng tương tự với bông thủy tinh. Tuy nhiên, cao su non sạch và dễ dàng thi công hơn khá nhiều. Đây là vật liệu ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn ngăn chặn những bước sóng mang tần số thấp.

Túi khí

Không khí là chất có khả năng truyền âm thanh thấp nhất. Dựa trên nguyên lý này, túi khí đã được nghiên cứu và áp dụng như một vật liệu cách âm hiệu quả.

Túi khí cách âm
Túi khí cách âm

Cấu tạo của túi khí bao gồm màng xi mạ nhôm, màng này sẽ được phủ trên tấm nhựa Polyethylene chứa túi khí. Lớp mạ bạc có khả năng phản xạ nhiệt, ngăn chặn sự tản nhiệt và truyền nhiệt rất tốt.

Bên cạnh đó, lớp nhựa chứa túi khí có chức năng giảm sự truyền đi của âm thanh, khử âm thanh và tránh tiếng vang trong không gian phản xạ.

Túi khí là vật liệu cách âm mới. Khả năng chống tiếng ồn của vật liệu này đạt khoảng 60% đến 70%. Đặc biệt, đây là vật liệu an toàn, không gây hại cho con người. Đồng thời giúp ngăn chặn nấm mốc và tăng tuổi thọ cho mái nhà.

Đối với cách thi công cách âm bằng túi khí cũng vô cùng đơn giản. Người thi công chỉ cần đặt túi khí lên xà gỗ, trải dọc theo tôn. Sau đó dùng nẹp tôn ốp và mép để cố định túi khí, rồi dùng đinh vít để gia cố thêm một lần nữa là hoàn thành.

Xốp PE

Xốp PE là loại vật liệu cách âm khá quen thuộc. Loại xốp cách âm phòng ngủ này cấu tạo bởi lớp PE có thổi bọt khí. Loại xốp này rất dễ sử dụng và có nhiều chức năng như cách âm, cách nhiệt, lót chống ẩm, chống nóng,…

Xốp PE
Xốp PE rất dễ sử dụng

Xốp PE được sử dụng làm hệ thống cách âm phòng ngủ chung cư, cách âm cho nhà ga, sân bay, trường học, bệnh viện, nhà hát, phòng thu,…Tuy nhiên loại xốp này có trọng lượng khá nặng và cồng kềnh, nên khá khó khăn trong việc vận chuyển.

7 Phương pháp cách âm phòng ngủ đơn giản bằng nội thất

Ngoài việc sử dụng các vật liệu có tính cách âm cao và tốn nhiều chi phí thi công, bạn cũng có thể thay thế bằng nội thất có sẵn tại nhà. Ngay đây bTaskee sẽ giới thiệu đến bạn một số giải pháp cách âm phòng ngủ bằng nội thất đơn giản.

Sử dụng màn, rèm để cách âm cho phòng ngủ

Bằng những tấm rèm hai lớp, có chất liệu dày dặn thì bạn đã có thể giảm thiểu được phần lớn âm thanh từ bên ngoài. Bên cạnh đó, cách âm bằng màn, rèm còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn phòng của bạn. 

Sử dụng màn, rèm
Sử dụng màn, rèm để cách âm phòng ngủ 

Lắp đặt hệ thống cửa cách âm phòng ngủ

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất tại các hộ gia đình. Bạn có thể dùng cửa nhôm cách âm phòng ngủ hay khóa cách âm giúp giảm thiểu âm thanh lọt ra ngoài rất hiệu quả. Sử dụng phương pháp này không mất quá nhiều chi phí nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho căn phòng.

Sử dụng sơn hấp thụ âm thanh 

Hiện nay việc sử dụng sơn hấp thụ âm cũng đang dần phổ biến. Loại sơn này có giá cả phải chăng và dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng sơn thông thường.

Khả năng hấp thụ âm của sơn này lên đến 30%, cách thi công cũng không quá khó khăn, vì vậy đây được xem là một phương pháp cách âm phòng ngủ rất đáng cân nhắc.

Dùng sơn hấp thụ âm thanh
Dùng sơn hấp thụ âm thanh 

Cách âm bằng cách bịt các khe ở khu vực cửa

Để có thể sử dụng cách này để cách âm phòng ngủ thì bạn cần phải kiểm tra những khe hở ở cửa sổ và cả cửa chính của căn phòng.

Lựa chọn thời điểm ánh sáng bên ngoài tốt sau đó đóng cửa và tắt hết đèn trong phòng, bạn sẽ tìm ra khe hở nhờ các tia lọt qua. Tiếp theo, bạn chỉ cần đánh dấu các khe hở sau đó dùng keo để bịt chúng lại. 

Door Sill hay Door Sweep

Đối với các vết hở tại nơi tiếp giáp cửa với sàn thì không thể dùng keo để khắc phục. Thay vào đó bạn hãy dùng Door Sill hay Door Sweep để có thể che các khoảng trống này lại. 

Door Sill hay Door Sweep
Door Sill hay Door Sweep

Để tăng thêm khả năng cách âm cho căn phòng, bạn cũng có thể sử dụng các dây cao su hay các mút cách âm phòng ngủ để bao bọc các mép cửa. Việc này giúp tăng hiệu quả cách âm lên rất nhiều lần.

Dịch vụ tổng vệ sinh bTaskee sẽ giúp bạn và gia đình làm sạch mọi ngóc ngách sau khi hoàn thành xong việc cách âm phòng ngủ.

Tải ngay app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam.

Sử dụng hệ cửa kính cách âm phòng ngủ

Thay vì sử dụng các loại cửa thông thường thì gia chủ cũng có thể thay thế bằng hệ kính cường lực để tăng khả năng cách âm phòng ngủ.

Ngoài ra, trên thị trường còn có loại kính dán cũng mang tác dụng tương tự. Bên cạnh đó, để tăng tính riêng tư thì bạn nên sử dụng loại kính mờ hoặc các miếng dán làm mờ kính.

Đặt thảm trước cửa ra vào

Những tấm thảm có lớp lông dày có khả năng hấp thụ âm thanh rất tốt. Theo đó, bạn có thể trải một tấm thảm trước cửa phòng ngủ để giảm thiểu những tạp âm lọt vào phòng của mình.

Đặt thảm trước cửa ra vào để giảm âm thanh
Đặt thảm trước cửa ra vào để giảm âm thanh

Xử lý cách âm trần nhà trong phòng ngủ

Nếu nhà của bạn sử dụng mái tôn chống nóng thì sẽ không tránh được những tiếng ồn lớn khi trời mưa. Hoặc là những âm thanh lách tách do hiện tượng dãn nở vì nhiệt khi trời nắng nóng. Những âm thanh này thông thường sẽ gây cho gia chủ phiền lòng hay khó ngủ. 

Để khắc phục được vấn đề trên, bạn nên xử lý cách âm trần nhà để cách âm phòng ngủ. Cách tốt nhất để cách âm trần nhà là sử dụng các tấm thạch cao.

Trước khi thi công thì bạn cần xử lý các đầu đinh vít và các lỗ nhỏ trên tôn bằng keo silicon. Bước này giúp tránh trường hợp nước mưa thấm xuống làm hỏng thạch cao gây mất thẩm mỹ.

Xử lý cách âm trần cho phòng ngủ
Xử lý cách âm trần cho phòng ngủ

Bước 1: Xác định độ cao 

Độ cao hoàn hảo để làm trần thường rơi vào khoảng 3m đến 4m. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn độ cao phù hợp hơn với căn nhà của mình. Đừng quên đánh dấu độ cao đã chọn để tránh làm sai sót ở các bước tiếp theo nhé!

Bước 2: Lắp đặt thanh viền

Bạn chỉ cần đặt thanh viền lên những vị trí đã đánh dấu ở bước 1. Dùng máy khoan để bắt tắc kê, cặn vít sao cho cố định được thanh viền lên tường. Bạn cố gắng để các thanh viền được cố định và thẳng hàng. 

Bước 3: Chia khoảng trần hợp lý

Mục đích của bước này là chia các trần thạch cao thành các ô nhỏ sao cho đều và đẹp mắt nhất. Đồng thời cũng có công dụng tăng độ chắc chắn cho trần và dễ dàng lắp đặt hay sửa chữa. Có các kích thước cơ bản sau:

  • 0,6mx1,2m
  • 0,6mx1,22m
  • 0,6mx6,6m

Bước 4: Tiến thành treo thanh cố định trần

Ở bước này, bạn cần treo các thanh chính để định hình cho trần trước. Sau đó sử dụng các thanh phụ để tăng độ cứng cáp cho trần. Sử dụng đinh vít để cố định các thanh lại với nhau. Cuối cùng, đặt các tấm thạch cao lên các thanh đã cố định trước đó.

Lắp đặt hệ thống cách âm trần nhà trong phòng ngủ
Lắp đặt hệ thống cách âm trần nhà trong phòng ngủ 

Một số lưu ý khi xử lý cách âm trần 

Trong quá trình thi công xử lý cách âm trần phòng ngủ thì bạn đừng quên chú ý một số điểm như sau:

  • Kiểm tra xem các tấm thạch cao có còn nguyên vẹn hay không. Nếu có tấm nào bị mẻ góc hay thì đổi tấm khác, tấm bị mẻ giữ lại để tận dụng cho quá trình sửa chữa trần sau này.
  • Đặt tấm thạch cao sao cho chiều dài luôn vuông góc với thanh phụ.
  • Khoảng cách giữa các tấm thạch cao không lớn hơn 2mm.

Một số lưu ý khi cách âm phòng ngủ

Thông thường thì cách âm phòng ngủ vẫn cần phải chú ý một số điểm sau:

  • Mặc dù cao su non, xốp, bông thủy tinh,…có khả năng cách âm tốt cho tường nhưng không tránh khỏi việc làm cho căn phòng của bạn nhỏ hơn. Nguyên nhân là các vật liệu này khá dày, tuy nhiên hiệu quả cách âm khá hoàn hảo.
  • Có thể dùng các phim tiêu âm để dán sàn, vật liệu này sẽ hỗ trợ tăng hiệu quả cách âm cho phòng ngủ của bạn.
  • Các miếng dán cách âm phòng ngủ cũng là một lựa chọn tốt để ngăn chặn âm thanh trong phòng lọt ra ngoài.

Câu hỏi thường gặp

  1. Có thật sự cần thiết phải cách âm phòng ngủ?

    Hiện nay vấn đề ô nhiễm tiếng ồn đang ngày một tăng. Sẽ rất nguy hại nếu như những tiếng ồn này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bởi lẽ sau một ngày làm việc thì một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng.
    Ngoài ra phòng ngủ là nơi khá riêng tư. Cách âm phòng ngủ là một lựa chọn sáng suốt nếu bạn không muốn những tiếng động làm ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.

  2. Có nên cách âm bằng nội thất không

    Trên thực tế, không phải ai cũng có khả năng chi tiêu một khoảng tiền lớn để lắp đặt các vật liệu cách âm chuyên dụng. Thế nên nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tham khảo các mẹo cách âm phòng ngủ bằng nội thất nhé.

Trên đây bTaskee vừa giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến cách âm phòng ngủ. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn giảm thiểu tiếng ồn cho căn phòng của mình.

Xem thêm mẹo decor phòng ngủ:

Hình ảnh: Canva + Freepik

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services