Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Khoa Học Và Hiện Đại

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
bố trí nhà vệ sinh
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Nhà vệ sinh là nơi các thành viên trong gia đình chăm sóc bản thân, là nơi mang tính phong thủy của căn nhà. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây trong việc bố trí nhà vệ sinh nhé!

Bố trí nhà vệ sinh như thế nào là hợp lý

Về diện tích của nhà vệ sinh

Việc lựa chọn kích thước nhà vệ sinh cũng rất quan trọng. Tùy theo diện tích căn nhà, gia chủ có thể lựa chọn kích thước từ 1 mét vuông trở lên.

Thế nhưng, bạn vẫn tránh trường hợp nhà vệ sinh quá lớn, trong khi các khu vực sinh hoạt khác lại nhỏ. Điều này sẽ làm cho căn nhà mất đi sự cân đối.

Ví dụ, diện tích căn nhà của bạn là 40m2 thì bạn có thể bố trí nhà vệ sinh 3m2. Như vậy căn nhà sẽ trở nên cân xứng và tối ưu diện tích sinh hoạt.

Về cấu trúc của nhà vệ sinh

Thông thường nhà vệ sinh sẽ được chia thành ba khu vực chính đó là bồn cầu, chậu rửa và khu tắm gội. Trong quá trình thiết kế, gia chủ cũng nên lưu ý trong việc bố trí các khu vực này sao cho thông thoáng và thuận tiện nhất.

Bạn có thể phân chia nhà vệ sinh thành hai khu vực ướt và khô. Đặt một tấm kính cường lực để phân chia khu vực tắm gội để tạo ra một không gian tốt nhất.

Cấu trúc của nhà vệ sinh như thế nào là hợp lý nhất
Cấu trúc của nhà vệ sinh như thế nào là hợp lý nhất

Cách bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh

Đối với nhà vệ sinh thì chúng ta chỉ cần lựa chọn những thiết kế phù hợp và không quá rườm rà. Giả sử nhà vệ sinh của bạn quá nhỏ thì chỉ nên bố trí toilet bằng các vật dụng tiết kiệm diện tích như chậu rửa, bồn cầu, và vòi sen. Nếu có diện tích lớn hơn thì có thể xem xét bố trí thêm bồn tắm và các phụ kiện khác.

Cách để có thể bố trí nhà vệ sinh sao cho hợp lý

Cách bố trí toilet sao cho hợp lý
Cách bố trí toilet sao cho hợp lý 
  • Đầu tiên là về màu sắc, bạn nên ưu tiên lựa chọn những gam màu sáng và bắt sáng. Điều này không gian trở nên sáng sủa, sạch sẽ hơn.
  • Hạn chế các hoa văn và tiểu tiết rườm rà, tránh việc người sử dụng bị rối mắt.
  • Xem xét và bố trí thêm một chiếc gương. Dù thế nào đi nữa thì có một chiếc gương trong nhà vệ sinh cũng giúp người dùng thuận tiện hơn. Đồng thời cũng tạo hiệu ứng không rất tốt.

Cách bố trí toilet sao cho hợp lý 

  • Bạn có thể bố trí ánh sáng tại nhà vệ sinh sao cho tự nhiên nhất, ngoài việc tiết kiệm điện thì cũng có thể làm cho căn phòng trở nên sinh khi hơn.
  • Sử dụng các kệ có kích thước phù hợp. Việc này giúp tận dụng các không gian trống trên tường và tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.

Cách xác định hướng nhà vệ sinh

Việc lựa chọn hướng cho nhà vệ sinh cũng được xem là khá quan trọng. Bởi lẽ mỗi hướng sẽ có những điều tốt và xấu khác nhau. Chính vì thế, bạn cần phải lưu ý trong việc chọn hướng để bố trí nhà vệ sinh.

Cách chọn hướng đặt nhà vệ sinh tốt cho gia đình
Cách chọn hướng đặt nhà vệ sinh tốt cho gia đình 

Đặt toilet ở hướng Đông

Hướng đông bao gồm 3 vị đó là: Ất, Giáp và Mão. Khi quyết định đặt nhà vệ sinh ở hướng Đông, bạn cần phải tránh phương vị Mão. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những điều không may mắn và giúp gia chủ nam tránh được những điềm xấu.

Đặt toilet ở hướng Đông Nam

Hướng Đông Nam vốn gần với hướng Nam, nên hiển nhiên cần tránh phương vị Mão. Trong phong thủy học thì hướng Nam và Đông Nam đều là những hướng tốt. Trong ngũ hành, các hướng này thuộc Mộc, đối với Thủy và Hỏa đều tương thích.

Đặt toilet ở hướng Tây

Nếu quá phân vân trong việc chọn hướng, bạn có thể lựa chọn hướng Tây, bởi lẻ hướng Tây là hướng Ngũ Khí (Kim, Thủy, Hỏa, Mộc, Thổ). Tuy nhiên, nếu đã lựa chọn hướng này thì gia chủ nên tránh phương vị Dậu là tốt nhất.

Đặt toilet ở hướng Tây Bắc

Nếu có ý định đặt nhà vệ sinh ở hướng Tây Bắc, bạn nên chú ý tránh phương vị Càn. Phương vị này trong phong thủy được xem là khắc tinh của Thủy khí và Hỏa khí. Ngoài ra thì gia chủ cũng không nên đặt bình nóng lạnh ở phương vị này.

Đặt toilet ở hướng Tây Bắc
Đặt toilet ở hướng Tây Bắc

Đặt toilet ở hướng Nam

Như đã nói trên thì chúng ta không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam. Hướng này rất dễ mang lại vận khí xấu cho gia đình. Thậm chí có thể ảnh hướng hưởng đến sức khỏe và con đường tài vận của gia chủ.

Đặt toilet ở hướng Tây Nam

Trong phong thủy, hướng Tây Nam hay còn gọi là hướng Nội Quỷ Môn. Hướng này được xem là khắc tinh của nữ gia chủ. Rất dễ khiến cho nữ gia chủ sa sút tiền bạc, và cũng có thể dễ gặp tai nạn.

Đặt toilet ở hướng Bắc

Hướng Bắc cũng là một trong hướng dễ chọn. Gia chủ cũng có thể lựa lựa chọn các phương vị như Quý, Tý, Nhâm. Trong đó, phương vị Nhân và phương vị Quý sẽ cát lợi hơn. Tuy nhiên, khi đặt hướng này cần phải thiết kế hệ thống thoát khí sau cho phù hợp.

Đặt toilet ở hướng Bắc
Đặt toilet ở hướng Bắc 

Nguyên nhân cần lắp đặt hệ thống thoát khí rất đơn giản. Hướng Bắc là hướng lạnh nhất vào mùa đông, ở mùa này hầu hết gia chủ sẽ đóng kín cửa để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu đóng kín cửa và bỏ qua việc thoát khí sẽ khiến khí ẩm và tồn dư của khí này tăng lên.

Đặt toilet ở hướng Đông Bắc

Trong phong thủy, hướng Đông Bắc là hướng quỷ hợp. Đây là sự hợp thành từ ba phương vị Dần, Cấn, Sửu. Việc bố trí nhà vệ sinh ở hướng Đông Bắc thật sự không tốt.

Tuy nhiên, nếu không có sự lựa chọn nào khác thì gia chủ có thể lựa chọn phương vị Dần. Phương vị này sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn so với các phương vị còn lại.

Đặt toilet ở hướng Đông Bắc
Đặt toilet ở hướng Đông Bắc 

Những điều kiêng kỵ trong phong thủy cần tránh khi bố trí phòng vệ sinh

Để có thể mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình thì gia chủ nên chú ý những điều cần tránh sau. 

Bố trí nhà vệ sinh ở ngay trung tâm của căn nhà

Khu vực chính giữa được xem là trái tim của căn nhà, là một vị trí vô cùng quan trọng. Việc bố trí nhà vệ sinh ở khu vực này sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung và còn gây ảnh hưởng đến phong thủy và sức khỏe của các thành viên.

Dù bạn có thường xuyên tẩy rửa hay dọn dẹp thì tỷ lệ vi khuẩn vẫn rất cao. Xét về mặt phong thủy, nhà vệ sinh cũng chứa nhiều khí vận không tốt.

Tránh những hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc

Dựa theo phong thủy học, những hướng như Nam, hướng Tây Nam, hướng Đông Bắc đều không tốt để đặt nhà vệ sinh. Bởi lẽ, những hướng này sẽ tích tụ khí xấu, gây ảnh hưởng không tốt đến vận khí cũng như con đường tài lộc của gia chủ.

Nên tránh đặt toilet ở hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc
Nên tránh đặt toilet ở hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc 

Hạn chế bố trí nhà vệ sinh đối diện cửa phòng khách, cửa phòng bếp và cửa phòng ngủ

Cửa chính là nơi tiếp nhận những luồng khí tài lộc, sức khỏe. Trong khi đó, phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ là không gian sinh hoạt chính của gia đình.

Nếu để nhà vệ sinh đối diện những khu vực này sẽ gây cản trở những nguồn năng lượng tốt vào nhà. Dẫn đến sa sút về sức khỏe, tài lộc và may mắn.

Không đặt cạnh phòng thờ

Theo phong tục tập quán của nước ta, phòng thờ vốn là nơi linh thiêng, dùng để thờ tổ tiên và những người thân đã khuất. Việc đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự linh thiêng này và cũng bất kính đến tổ tiên. 

Chính vì thế, các bạn không nên để nhà vệ sinh cạnh phòng thờ. Tránh ảnh hưởng đến con đường tài lộc và sức khỏe của gia đình nhé.

Không đặt toilet cạnh phòng thờ
Không đặt toilet cạnh phòng thờ 

Không nên đặt cửa của hai phòng tắm đối diện nhau

Việc đầu tiên cần nhắc đến khi đặt cửa của hai nhà vệ sinh đối diện nhau đó sẽ khiến các thành viên hay là khách đến thăm nhà bất tiện trong việc sử dụng. Về khía cạnh phong thủy, hai cửa đối diện sẽ khiến các thành viên trong gia đình mệt mỏi và hao hụt về tài chính.

Thay vào đó, các bạn có thể thiết kế hai cửa cạnh nhau để có thể thuận tiện và hạn chế những điều không may mắn.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hiện đại sao cho đẹp?

Đối với nhà ống có diện tích nhỏ thì việc bố trí nhà vệ sinh nhà ống sao cho tiện lợi mà lại đẹp mắt là rất cần thiết.

Cách bố trí phòng tắm nhỏ trong nhà ống hiện đại
Cách bố trí phòng tắm nhỏ trong nhà ống hiện đại 

Cách giúp cho nhà vệ sinh trông sạch sẽ và thoáng mát hơn

Cách bố trí nhà vệ sinh đẹp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và thích thú hơn. Để có thể làm được điều này thì gia chủ nên lựa chọn các tông màu sáng và lạnh. Tránh các màu như đỏ, đen,…khiến cho người dùng cảm thấy nóng nực và chói mắt. 

Nếu có lợi thế về diện tích thì đặt một ít cây xanh trong nhà vệ sinh cũng là một sự chọn lựa tốt. Điều này giúp tăng sinh khí và xua đuổi những uế khí trong phòng.

Lấy ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên vốn rất có lợi cho sức khỏe và mang lại nhiều dương khí. Không những vậy, ánh sáng tự nhiên giúp nhà vệ sinh của bạn luôn có sức sống và xua đi những tạp khí xấu. Để làm được điều này thì bạn chỉ cần một ô cửa sổ nhỏ, ô cửa này sẽ làm cho nhà vệ sinh vừa đẹp vừa thông thoáng.

Sử dụng gương và các kệ để đồ thông minh

Thiết kế một chiếc gương để trang trí phòng vệ sinh sẽ giúp tăng hiệu ứng ánh sáng, đồng thời cũng tăng tính tiện dụng cho nhà vệ sinh của bạn. Nhưng bạn cần kết hợp các kệ để đồ thông minh, giúp nhà vệ sinh thêm gọn gàng và hiện đại hơn.

Sử dụng gương để trang trí toilet
Sử dụng gương để trang trí toilet

Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà

Ngoài những điều vừa được nêu trên thì gia chủ cũng cần quan tâm đến một số lưu ý cần thiết như sau:

Không nên đặt phòng vệ sinh ở phía cuối hành lang

Việc bố trí nhà vệ sinh cuối hành lang là một điều tối kỵ trong phong thủy. Với cách bố trí này sẽ khiến cho các thành viên sinh sống trong nhà suy yếu về sức khỏe. Đặt biệt là trẻ nhỏ, chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các khí vận xấu và dễ đau ốm.

Không để bồn cầu cùng hướng với nhà vệ sinh

Nhiều nhà thiết kế chủ quan và đặt bồn cầu cùng hướng với nhà vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân làm cho sức khỏe và tài vận của gia đình ngày càng đi xuống. Mặt dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng chúng ta vẫn không nên bỏ qua lưu ý này.

Không nên cải tạo toilet thành phòng ngủ

Nếu bạn có ý định cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ thì thật sự không nên. Việc tích tụ lâu ngày sẽ khiến những vận khí xấu này tác động đến sức khỏe của gia đình. Vì vậy dù muốn tiết kiệm không gian thì bạn vẫn nên xem xét kỹ vấn đề này hơn nhé.

Không cải tạo toilet để làm phòng ngủ
Không cải tạo toilet để làm phòng ngủ 

Không đặt nhà vệ sinh ở phía trên của bếp hoặc là phòng ngủ

Theo ngũ hành, bếp mang yếu tố hỏa, nhà vệ sinh mang yếu tố thủy. Hai yếu tố này luôn xung khắc với nhau nên cách bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh như thế nào là vô cùng quan trọng. Còn đối với phòng ngủ thì được đặt ở vị trí cát và đại cát, không thể để cùng phương vị với nhà vệ sinh.

Nếu không thể thay đổi thì gia chủ có thể sử dụng những cách sau để có thể hóa giải tạm thời:

  • Bố trí cây xanh trong nhà vệ sinh nhằm tăng sinh khí, xua đuổi tạp khí.
  • Thường xuyên cọ rửa đồng thời giữ cho nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ, thông thoáng. Chú ý đóng cửa nhà vệ sinh nếu không sử dụng.

Nếu bạn quá bận rộn với công việc thường ngày và không có nhiều thời gian để luôn giữ cho nhà vệ sinh được khô thoáng, sạch sẽ. Bạn hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để những chị Ong chăm chỉ tại đây giúp bạn nhé!

Tải ngay app bTaskee tại đây.

Không phòng nhà vệ sinh ở đối diện cửa chính

Cửa chính là nơi đón nhận tài lộc và những phúc khí của căn nhà. Việc đặt nhà vệ sinh đối diện cửa sẽ hút hết vận khí tốt của gia đình. Ngoài ra còn khiến cho gia chủ luôn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần sa sút, thiếu minh mẫn,…

Không đặt toilet đối diện cửa chính
Không đặt toilet đối diện cửa chính 

Câu hỏi thường gặp

  1. Thiết kế toilet trong phòng ngủ liệu có tốt hay không?

    Để tăng tính riêng tư và thuận tiện thì nhiều gia định lựa chọn thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ. Tuy nhiên, để tránh nhà vệ sinh hút hết dương khí trong phòng thì bạn cần chú ý một số điểm:
    – Luôn giữ nhà vệ sinh sạch sẽ và thơm tho để tránh khiến âm khí thoát ra phòng ngủ.
    – Chú ý một số yếu tố phong thủy như: Không để nhà vệ sinh đối diện giường ngủ, không để bồn cầu đối diện nhà vệ sinh,…

  2. Có nên bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang không?

    Đối với những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp thì việc đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
    – Tiết kiệm diện tích.
    – Khi trong nhà có người không tiện đi lại như người già, người bệnh,… thì sẽ thuận tiện hơn.
    – Giảm chi phí lắp đặt bơm tăng áp vì nguồn nước sẽ chảy thẳng từ bồn chứa trên cao. Nhờ đó áp suất của nước sẽ mạnh hơn khi bố trí nhà vệ sinh ở tầng 2.
    Mặc dù có nhiều lợi ích như thế nhưng về mặt phong thủy thì đây là cách thiết kế không tốt. Nhà vệ sinh vốn có sẵn những khí vận không tốt, đặt dưới gầm cầu thang lại tăng thêm âm khí. Để khắc phục thì cần lắp đặt hệ thống khử mùi thoát khí với mục đích đẩy khí xấu ra ngoài.
    Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên cọ rửa và giữ vệ sinh khu vực này. Đồng thời chú ý đến lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp vì diện tích nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thường sẽ nhỏ, chật hẹp. Nếu sơ xuất sẽ mang lại nhiều bất tiện.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến việc bố trí nhà vệ sinh sao cho thật hợp lý và khoa học nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn được cách bố trí phù hợp với căn nhà của mình.

Tham khảo thêm cách bố trí nhà cửa:

Hình ảnh: Canva + Freepik

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services