Hoa Cúc: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
hoa cúc
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Hoa cúc chẳng còn xa lạ gì với người Việt Nam với vẻ đẹp thanh tao, đa dạng màu sắc. Không chỉ vậy, cúc còn có nhiều công dụng trong Y học cũng như mang đến ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy. Cùng bTaskee tìm hiểu chi tiết về loài hoa quen thuộc này.

Cây hoa cúc là cây gì? | Thông tin về cây hoa cúc

Nguồn gốc của cây hoa cúc

Cúc được xem là một trong những loài hoa phổ biến nhất trên thế giới. Trong tiếng Anh, tên gọi các loại hoa cúc khá đa dạng, phổ biến có Daisy, Aster,…

Cây hoa cúc có danh pháp khoa học là Chrysanthemum, thuộc họ Cúc – Asteraceae. Hiện nay, họ Asteraceae có khoảng hơn 1.500 loài cúc hoa khác nhau. Loài hoa này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản cách đây từ 3.000 – 5.000 năm, sau đó được đem trồng ở nhiều khu vực trên thế giới. Loài hoa này được du nhập và trồng phổ biến ở Việt Nam từ thế kỷ XV.

Hoa cúc được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Hoa cúc được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa cúc

Ý nghĩa của hoa cúc trong đời sống

Từ lâu, hoa cúc đã được trồng để làm cảnh, trang trí trong những sự kiện, ngày lễ trọng đại. Theo quan niệm của người xưa, hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Cúc mang nhiều ý nghĩa về tâm linh và tình cảm trong văn hóa của con người.

Ý nghĩa của hoa cúc theo màu sắc

Các loại hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đỏ, tím,… Mỗi màu sắc lại thể hiện một tầng ý nghĩa riêng:

  • Hoa cúc trắng: Tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh cao, thể hiện sự hiếu thảo đối với các bậc sinh thành.
  • Hoa cúc vàng: Tượng trưng cho sự nhiệt huyết, ý chí mạnh mẽ và khát vọng vươn lên. Nó cũng thể hiện sự biết ơn đối với những người có ơn giúp đỡ.
  • Hoa cúc đỏ: Đại diện cho sự đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau.
  • Hoa cúc xanh: Tượng trưng cho sự hy vọng, hạnh phúc và bình yên trong cuộc sống.
  • Hoa cúc tím: Mang ý nghĩa về sự chung thủy trong tình yêu.

Ý nghĩa của cúc hóa trong văn hóa, tín ngưỡng

Trong văn hóa, tín ngưỡng và phong thủy của nhiều quốc gia, hoa cúc có những ý nghĩa riêng biệt:

  • Việt Nam: Cúc được xếp vào hàng Tứ quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” hoặc “Mai – Lan – Cúc – Trúc” theo quan niệm của người Việt. Hoa cúc tượng trưng cho sức sống lâu dài, sự trường thọ và tài lộc đủ đầy.
  • Trung Quốc: Cúc tượng trưng cho sự bất tử, trường tồn theo thời gian, thường được dùng để điều chế dược liệu với mong muốn kéo dài tuổi thọ.
  • Nhật Bản: Hoa cúc được xem là quốc hoa của Nhật Bản, tượng trưng cho sự cao quý, giàu sang của tầng lớp quý tộc. Hình ảnh bông cúc thường xuất hiện trên một số con ấn, gia huy của hoàng tộc Nhật Bản và in trên mặt hộ chiếu của nước này.
  • Phương Tây: Đại diện cho những điều quý giá nhất trong cuộc sống, đánh dấu sự khởi đầu mới. Cúc Tây thường được dùng để làm quà tặng cho bạn bè, người thân. 

Đặc điểm của cây hoa cúc

Tên gọi chung       Hoa cúc, chi cúc.
Tên thực vật       Chrysanthemum.
Họ thực vậtHọ Hướng dương, họ Cúc tây.
Loại cây  Thân mềm, có hoa, hai lá mềm.
Kích thước trưởng thành30 – 120cm
Ánh sángƯa ánh sáng cả ban đêm lẫn ban ngày.
Thời gian nở hoaMùa xuân và mùa thu.
Màu hoa   Màu trắng, vàng, đỏ, cam, tím, xanh,…
Nguồn gốcTrung Quốc, Nhật Bản.
Hoa cúc thường mọc thành chùm nhỏ, gần nhau.
Hoa cúc thường mọc thành chùm nhỏ, gần nhau.

Cúc là loại cây thân thảo nhỏ, phân nhánh, có chiều cao trung bình từ 30 – 120cm tùy thuộc từng loại. Để được công nhận là một thành viên của học Cúc thì cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về đặc điểm hình thái như sau:

  • : Lá đơn, hình răng cưa, màu xanh đậm, độ to, dày, mỏng của phiến lá tùy thuộc từng loại cúc khác nhau.
  • Cụm hoa: Dạng đầu.
  • Các noãn hoa: Cùng nằm trên một bầu nhụy.
  • Bầu nhụy: Dạng cơ bản, phân bố đều giữa các noãn hoa.
  • Bao phấn: Dạng hữu tính, các bao phấn được kết hợp từ các nhị hoa, tạo thành phần ống hoa.
  • Rễ: Rễ chùm.
  • Tinh dầu: Có chứa hợp chất Sesquiterpene và không chứa Iridoid.

Những loại cây hoa cúc phổ biến

Như đã đề cập, hiện nay họ nhà Cúc có hơn 1.500 loài, được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Sau đâu là các loại cúc quen thuộc, được trồng phổ biến nhất:

Hoa cúc vàng

Đây là một trong những giống cúc được trồng nhiều nhất tại Việt Nam. Tên khoa học của hoa cúc vàng là Chrysanthemum indicum.

Đúng như tên gọi, loài này có hoa màu vàng đậm cực kỳ bắt mắt. Bông hoa có đường kính từ 3 – 7cm, gồm rất nhiều cánh hoa nhỏ, thuôn dài xếp chồng lên nhau. Hoa lâu tàn, tượng trưng cho tài lộc, sự trường thọ nên thường dùng trong thờ cúng.

Hoa cúc vàng được người Việt trồng phổ biến.

Hoa cúc trắng

Hoa cúc trắng có danh pháp khoa học là Chrysanthemum maximum. Cúc hoa trắng thân đứng, có rãnh, lá hình trứng hoặc trái xoan mọc so le. Hoa khá to, màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành. Tràng hoa hình ống có 5 thùy nhỏ, cánh hoa dài, mảnh, tỏa mùi hương dịu nhẹ.

Hoa cúc trắng mang ý nghĩa về sự thuần khiết và trong trắng.

Cúc họa mi

Cúc họa mi có hình dáng nhỏ nhắn, nhụy vàng, cánh hoa màu trắng tinh khôi. Hoa thường nở vào cuối tháng 1 Dương lịch và kéo dài từ 3 – 4 tuần. Loài hoa này được nhiều người yêu thích, dùng để trang trí nhà cửa hay chụp hình check – in.

Hoa cúc họa mi nhỏ nhắn, xinh xắn.

Cúc đồng tiền

Cúc đồng tiền có hoa dạng tròn, gồm có 4 loại là hoa lùn, hao cao, cánh đơn và cánh kép. Màu sắc của hoa cũng rất đa dạng, phổ biến có màu đỏ, cam, hồng,… Hoa mọc nhô cao so với phần thân và lá, trông cực kỳ nổi bật. Hoa tượng trưng cho tài lộc, tiền bạc nên thường được trưng trong nhà, văn phòng để trang trí. 

Hoa cúc đồng tiền với màu sắc đa dạng và sặc sỡ.

Cúc Tana

Cúc Tana có nguồn gốc từ Hà Lan, thường bị nhầm lẫn với cúc họa mi bởi hình dáng hoa khá tương đồng. Tuy nhiên, Tana lại có kích thước bé hơn một chút, cánh hoa dạng tròn và chỉ có duy nhất 1 lớp, mùi nồng nàn hơn so với họa mi.

Hoa cúc Tana được nhiều người yêu nghệ thuật lựa chọn để chụp ảnh.
Hoa cúc Tana được nhiều người yêu nghệ thuật lựa chọn để chụp ảnh.

Cúc thạch thảo

Cúc thạch thảo nổi bật với sắc tím đặc trưng, cánh hoa bé nên còn được nhiều người gọi với cái tên là cúc cánh mối. Loại cúc này thường được dùng để trang trí trong các sự kiện hay làm quà tặng cho những người xung quanh.

Hoa cúc Thạch thảo sở hữu sắc xanh tím ấn tượng.
Hoa cúc Thạch thảo sở hữu sắc xanh tím ấn tượng.

Cúc mâm xôi

Cúc mâm xôi thường được trưng nhiều trong những ngày Tết. Đặc điểm hoa cúc mâm xôi là mọc thành cụm, bông kích thước nhỏ, màu vàng bắt mắt. Loài cúc bày tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc đủ đầy và trường tồn vĩnh cửu.

Hoa cúc mâm xôi được trưng trong ngày Tết.
Hoa cúc mâm xôi được trưng trong ngày Tết.

Cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ có hình dáng độc đáo, bông hoa khá to, màu vàng sặc sỡ, độ xòe phủ cánh lớn. Nó tượng trưng cho sự trường thọ, bất diệt theo thời gian nên được dùng để trang trí nhà cửa trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam nước ta.

Hoa cúc vạn thọ với cánh hoa mềm mại, uyển chuyển.
Hoa cúc vạn thọ với cánh hoa mềm mại, uyển chuyển.

Cúc bách nhật

Cúc bách nhật còn được gọi với cái tên khác là cúc pha lê. Loài hoa này có sức sống cô cùng mãnh liệt, có thể mọc hoang trong điều kiện thổ nhưỡng nghèo nàn.

Hoa có màu tím, kích thước vừa phải, mang vẻ đẹp thuần khiết và sang trọng. Nó thường được trồng ở các công viên, sân vườn và có nhiều công dụng trong Y học.

Hoa cúc bách nhật mang vẻ đẹp sang trọng và quý phái.
Hoa cúc bách nhật mang vẻ đẹp sang trọng và quý phái.

Hoa cúc Tây

Loài cúc này còn có tên gọi khác là hoa Sao. Đặc điểm của hoa cúc Tây là bông hoa có phần nhuỵ màu vàng, cánh mỏng, màu tím, hồng hoặc xanh lam. Đây được xem là biểu tượng của tình yêu cuối cùng, chứa đựng trí tuyên và niềm tin trọn vẹn.

Hoa cúc Tây được trồng phổ biến tại châu Âu.
Hoa cúc Tây được trồng phổ biến tại châu Âu.

Công dụng của cây hoa cúc

Trang trí, làm đẹp không gian

Điểm chung của các loài cúc là có vẻ ngoài cuốn hút với màu sắc sặc sỡ và mùi thơm vô cùng dễ chịu lại chứa đựng những ý nghĩa tốt đẹp. Chính vì thế, cúc được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội ngoại thất, nhất là tại các sự kiện, lễ Tết, dịp trọng đại.

Làm dược liệu trong Y học

Trong thành phần của cây hoa cúc, đặc biệt là cúc trắng có chứa nhiều hoạt chất như vitamin A, adenin, choline, chrysanthemin, stachydrine và tinh dầu. Những hoạt chất này được ứng dụng rộng rãi trong Y học để điều chế các dược liệu, chữa trị một số căn bệnh như:

  • Kháng khuẩn.
  • Điều trị cao huyết áp.
  • Làm mờ sẹo, chống ngứa, phát ban.
  • Hạ sốt do bị cảm lạnh.
  • An thần.
  • Hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.

Ứng dụng trong ẩm thực

  • Hoa và lá của cúc có vị đắng nhẹ có thể được sử dụng để chế biến thành các món ăn thơm ngon, độc đáo, có lợi cho cơ thể. 
  • Lá cúc thường được trộn chung cùng xà lách, lá me đất, bồ công anh và một số loại thực phẩm khác để làm salad. 
  • Hoa được dùng để hầm canh với các loại xương, ngâm giấm, làm nước sốt hay dùng để decor món ăn.
Trà hoa cúc giúp thanh lọc cơ thể cực kỳ tốt.
Trà hoa cúc giúp thanh lọc cơ thể cực kỳ tốt.

Trà hoa cúc tốt cho sức khỏe

Bên cạnh việc chế biến thành các món ăn hấp dẫn, độc lạ thì hoa cúc cũng đực dùng để ủ trà. Trà hoa cúc có hương thơm dịu, đăng nhẹ, hậu vị ngọt rất dễ uống.

Sử dụng trà hoa cúc với lượng vừa phải còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết, thanh nhiệt, giải độc gan,…

Cách chăm sóc cây hoa cúc

Ánh sáng

Hoa cúc là loài thích nghi tốt với môi trường có ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhưng cũng có thể chịu được ánh sáng gián đoạn.

Vì thế, bạn cần đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng từ 6 – 8h mỗi ngày để kích thích quá trình nảy mầm và ra hoa.

Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm cho vườn hoa cúc.
Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm cho vườn hoa cúc.

Đất

Cúc thích hợp phát triển trên các loại đất thịt nhẹ hoặc đất mùn, có độ tơi xốp cao, thoát nước tố, pH từ 6 – 7. Để cây hòa sinh trưởng tốt, trước khi trồng bạn nên làm đất, cày xới và trộn thêm phân bón supe lân để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây.

Lựa chọn đất có độ PH vừa phải để trồng hoa cúc.
Lựa chọn đất có độ PH vừa phải để trồng hoa cúc.

Nước

Để hoa cúc xanh tốt và ra hoa đúng thời điểm mong muốn, bạn cần tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần/ngày. Bạn có thể áp dụng 2 cách tưới là tưới vào rãnh hoặc tưới phun sương lên bề mặt hoa, lá. Tuy nhiên, tránh tưới quá nhiều nước khiến cây bị thối rễ. 

Tưới nước đủ để hoa cúc nở hoa đúng vụ.
Tưới nước đủ để hoa cúc nở hoa đúng vụ.

Bạn bận rộn với công việc? Bạn không còn thời gian để cắt tỉa, dọn dẹp căn nhà cây xanh của mình? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng giúp bạn vệ sinh nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Nhiệt độ và độ ẩm

Hoa cúc thích hợp phát triển trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, khoảng 15 – 25 độ C. Vì vậy bạn cần tránh trồng cúc ở những vùng có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao khiến cây dễ bị khô héo và khó ra hoa.

Ngoài ra, loài vật này cũng ưa môi trường có độ ẩm trung bình ở mức 50 – 60%. Bạn có thể sử dụng bình xịt hoặc hệ thống tưới phun sương để tăng độ ẩm khi cần.

Lắp đặt hệ thống mái che để đảm bảo nhiệt độ môi trường trồng cúc.

Phân bón

Bón phân cho hoa cúc cần chú ý đến liều lượng thời gian bón:

  • Bón lót: Áp dụng vào mùa vụ Xuân – Hè, trộn phân lân với đất trồng  hoặc rải đều trên mặt đất trước khi trồng cây.
  • Bón thúc: Áp dụng vào vụ Thu – Đông khi cây chuẩn bị ra hoa. Bạn nên chia thành 6 đợt để bón cho 1.000m2 đất canh tác.
    • Đợt 1: Bón sau 10 ngày trồng (5kg phân urê + 5kg lân + 10kg phân đầu trâu).
    • Đợt 2 – 4: Bón sau 30 – 40 – 50 ngày (10kg phân urê + 20kg lân + 5kg phân kali clorua).
    • Đợt 5 – 6:  Bón sau 60 – 70 ngày (15kg phân đầu trâu + 5kg phân kali clorua).
Bón bổ sung phân cho cúc trong từng thời kỳ phát triển.

Cách trồng cây hoa cúc

Cách trồng cây hoa cúc được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn đất có độ thoát nước tốt và giàu chất hữu cơ. Loại bỏ các vật thể lạ, cày xới đất trước khi trồng, có thể trộn đất chung với phân lân để tăng dinh dưỡng,
  • Bước 2: Chọn giống hoa cúc phù hợp với vùng khí hậu của bạn. Bạn có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc trồng bằng cây con.
  • Bước 3: Gieo hạt vào luống hoặc đào hố và đặt cây con vào trong, dùng tay cố định cây và bắt đầu vun đất thật nhẹ nhàng tránh làm cây bị gãy.
  • Bước 4: Tưới nước và chăm sóc. Sau khi cây cúc lớn, bạn có thể tách cây và trồng vào chậu.
Trồng cúc đúng kỹ thuật để cây phát triển tốt.
Trồng cúc đúng kỹ thuật để cây phát triển tốt.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây hoa cúc, bạn cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Chọn thời vụ trồng hợp lý để hoa nở đúng vào thời điểm mong muốn muốn. Thông thường, thời gian phù hợp để trồng hoa cúc là vào đầu mùa Xuân và mùa Thu.
  • Chọn hạt giống và cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm, cây phát triển tốt.
  • Tránh tưới quá nhiều nước khiến cây hoa bị ngập úng, thối rễ.
  • Bón phân với lượng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển để cây ra hoa đều, đẹp. Bạn nên ưu tiên các loại phân bón hữu cơ, giàu thành phần Nitơ, Phốt pho và Kali.
  • Thường xuyên kiểm tra tình hình phát triển của cây và phòng ngừa sâu bệnh, côn trùng, vật nuôi phá hoại.
Thường xuyên theo dõi trong quá trình cúc sinh trưởng và ra hoa.
Thường xuyên theo dõi trong quá trình cúc sinh trưởng và ra hoa.

Cách cắt tỉa

Để cây hoa mập mạp, phát triển khỏe mạnh, nảy chồi nhanh, hoa nở đều và đẹp thì bạn cần cắt tỉa và bấm cành. Hiện nay, có 3 phương pháp cắt tỉa, bấm cành thường được áp dụng, bao gồm:

  • Bấm sớm: Sau khi trồng cây hoa khoảng 20 ngày, bạn bấm ngọn và giữ lại 3 – 4 nhánh.
  • Bấm muộn: Áp dụng cho những loại cúc mọc chùm lớn (họa mi, Tana, cúc thạch thảo,…) sau khi cây ra nụ nhiều, bạn tỉa bớt phần nụ mọc ở đầu ngọn để nụ hoa mọc đều nhau.
  • Bấm nhiều lần: Với các loại cúc mọc theo bụi (cúc mâm xôi, cúc họa mi,…), bạn có thể bất tỉa nhiều lần cành và nụ hoa để tổng thể hài hòa, các cây phát triển đều nhau.
Cắt tỉa cành già, để cây tập trung dinh dưỡng cho hoa.
Cắt tỉa cành già, để cây tập trung dinh dưỡng cho hoa.

Cách nhân giống

Hiện nay, hoa cúc được nhân giống chủ yếu bằng các phương pháp gieo hạt, tỉa chồi và giâm cành.

Phương pháp gieo hạt

  • Bước 1: Chọn hạt giống hoa cúc chất lượng từ nguồn tin cậy và ngâm trong nước ấm (30 – 40 độ C) từ 10 – 12h.
  • Bước 2: Gieo hạt giống lên trên mặt đất, chú ý đảm bảo khoảng cách được chỉ định trên bao bì. Sau đó bạn nhẹ nhàng nhẹ nhàng ấn chìm hạt giống vào đất.
  • Bước 3: Tưới nước và chăm sóc để hạt nảy mầm.
Nhân giống cúc theo các phương pháp phù hợp để cho năng suất cao.
Nhân giống cúc theo các phương pháp phù hợp để cho năng suất cao.

Phương pháp tỉa chồi

  • Bước 1: Chọn một cây hoa cúc mẹ khỏe mạnh và có nhiều chồi non.
  • Bước 2: Tỉa chồi non từ cây mẹ, đảm bảo mỗi chồi có ít nhất một nốt lá. Ngâm chồi vào dung dịch kích thích mọc rễ.
  • Bước 3: Trồng chồi vào đất và đặt ở nơi có nhiệt độ ổn định, mát mẻ, độ ẩm cao và chăm sóc để chỗ ra rễ.
Cây cúc nhân giống bằng phương pháp tách chồi.
Cây cúc nhân giống bằng phương pháp tách chồi.

Phương pháp giâm cành

  • Bước 1: Chọn cây hoa cúc mẹ có cành non và khỏe mạnh.
  • Bước 2: Cắt cành non từ cây mẹ, đảm bảo rằng mỗi cành có ít nhất một nốt lá và đầu cành được cắt góc.
  • Bước 3: Ngâm cành vào dung dịch kích thích mọc rễ và đem giâm vào trong đất giàu dinh dưỡng.
  • Bước 4: Tưới nước và chăm sóc để cành giâm nhanh ra dễ và kích chồi.

>>> Xem thêm: Bỏ túi cách chăm sóc cây thiết mộc lan trong văn phòng làm việc.

Các bệnh thường gặp

Trong quá trình sinh trưởng, cây hoa cúc có thể gặp một số căn bệnh phổ biến sau:

  • Bệnh lở cổ rễ
  • Bệnh đốm vàng
  • Bệnh đốm đen
  • Bệnh thán thư
  • Bệnh gỉ sắt
  • Bệnh phấn trắng
  • Bệnh héo vàng

Để phòng ngừa sâu bệnh, bạn cần thương xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khỏe của cây hoa. Nếu phát hiện các đặc điểm bất thường, sâu bệnh, côn trùng cần lập tức cắt tỉa, phun thuốc để điều trị dứt điểm, tránh lan rộng.

Cúc héo úa do sâu bệnh.
Cúc héo úa do sâu bệnh.

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây hoa cúc

Dưới đây, bTaskee chia sẻ những hình ảnh đẹp về loài hoa cúc:

Vườn cúc vàng nở rộ vào đầu Xuân.
Vườn cúc vàng nở rộ vào đầu Xuân.
Cúc họa mi khoe sắc dưới nắng sớm.
Cúc họa mi khoe sắc dưới nắng sớm.
Chậu cúc vàng treo ban công ra hoa đẹp mắt.
Chậu cúc vàng treo ban công ra hoa đẹp mắt.
Cúc Tây với sắc tím thủy chung, nở rộ.
Cúc Tây với sắc tím thủy chung, nở rộ.
Vườn hoa cúc đồng tiền với đa dạng màu sắc bắt mắt.
Vườn hoa cúc đồng tiền với đa dạng màu sắc bắt mắt.
Vườn cúc họa mi khoe sắc.
Vườn cúc họa mi khoe sắc.
Cúc tím khoe sắc.

Câu hỏi thường gặp

  1. Làm thế nào để hoa cúc tươi lâu?

    Để giữ cho hoa cúc tươi lâu, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
    – Chọn hoa ở trạng thái chưa hoàn toàn mở, nhiều nụ và cắt đúng cách để cây có thể ngậm nước và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
    – Loại bỏ lá dư thừa dưới phần cuống hoa để ngăn tình trạng nước bị ô nhiễm và giữ nước tốt hơn.
    – Sử dụng chất bảo quản hoa có sẵn trong nước để ngăn sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
    – Tránh đặt bình hoa gần các loại trái cây khác, vì chúng thường sản xuất khí etylen có thể làm héo và làm giảm độ tươi sáng của hoa.

  2. Cây hoa cúc thường cần bao lâu để ra hoa?

    Thời gian cây hoa cúc ra hoa tùy thuộc vào loại cúc cụ thể và điều kiện môi trường. Tuy nhiên, nhiều loại cây hoa cúc có thể bắt đầu ra hoa từ 8 – 12 tuần sau khi gieo hạt.

Trên đây, bTaskee đã chia sẻ từ A – Z những thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc. Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp cuốn hút, duyên dáng và giàu ý nghĩa của loài hoa này thì đừng ngần ngại trồng vài chậu để trang trí hay làm quà tặng nhé!

>>> Xem thêm nội dung liên quan:

Hình ảnh: Pinterest  

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services