Nệm Memory Foam Là Gì? Cấu Tạo Của Nệm Memory Foam

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bạn đang tìm mua một chiếc nệm êm ái cho gia đình mình, và bạn nghe đến cái tên nệm Memory foam những lại không biết nó là loại nệm gì? Memory foam làm từ gì? Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này để biết rõ hơn về nệm Memory foam có cấu tạo như thế nào nhé.

Những thông tin cần biết về nệm Memory foam

Đây là một loại nệm được làm từ chất liệu Memory foam, cho nên nó có tên là nệm Memory foam.

Nguồn gốc của Memory foam

Chất liệu Memory foam có nguồn gốc từ NASA, được NASA nghiên cứu và lần đầu xuất hiện vào năm 1960. Với mục đích dùng làm chất liệu chế tạo bộ phận giảm sốc, ghế ngồi trong phi thuyền.

Memory foam cũng được sử dụng làm đệm trong mũ bảo hiểm và giày, đệm ngồi trên xe lăn.

memory-foam-duoc-nasa-su-dung-1960
Memory foam được NASA sử dụng lần đầu vào năm 1960 – 1

Và đến năm 1990, thì chất liệu Memory foam lần đầu được sử dụng làm chất liệu sản xuất nệm. Kể từ đó, nó đã trở thành một dòng nệm phổ biến trên thị trường.

Vậy chất liệu Memory foam như thế nào mà lại được ưa chuộng trong việc sử dụng làm chất liệu chế tại nệm. Hãy cùng tìm hiểu kỹ nhé.

Chất liệu Memory foam làm từ gì?

Thành phần của memory foam chủ yếu là polyurethane, một chất có phân tử lớn, gồm nhiều phân tử nhỏ giống nhau liên kết với nhau.

Polyurethane là một polyme nhựa phổ biến và có đặc tính linh hoạt, được sử dụng để sản xuất đồ nội thất như ghế sofa và nệm, nhưng cũng dùng để sản xuất vật liệu cách nhiệt, phụ tùng xe hơi.

Memory foam được tạo ra bằng cách thêm các hợp chất và phụ gia khác nhau vào polyurethane.

memory-foam-co-thanh-phan-chinh-Polyurethane
Thành phần chính của memory foam là polyurethane – 2

Tải app bTaskee ngay tại đây

Các đặc điểm nổi bật của chất liệu Memory foam

Từ những thành phần cấu tạo nên, chất liệu Memory foam sẽ có một số đặc tính nổi bật như sau.

Chất liệu có độ êm, mềm tốt. Với cấu trúc tạo ra từ polyurethane và những chất khác, làm cho bề mặt chất liệu có độ êm, mềm cao. Khi sử dụng nệm Memory foam, sẽ mang lại cảm giác êm ái dễ chịu cho người nằm.  

Độ đàn hồi ở mức độ chậm. Tức là khi tác động lực lên chất liệu, bề mặt chất liệu sẽ biến dạng, sau đó từ từ khôi phục lại hình dạng ban đầu.

Tính năng này kết hợp với đặc tính êm sẽ giúp cho nệm ôm sát cơ thể người khi nằm, và giúp giảm áp lực khi nằm. Bên cạnh đó cơ thể sẽ có đường cong tự nhiên trong quá trình ngủ.

Chất liệu có trọng lượng nhẹ. Tức là những chiếc nệm làm từ Memory foan sẽ có khối lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển.

chat-lieu-memory-foam
Memory foam có độ êm và đàn hồi tốt – 3

Các loại nệm Memory foam

Đệm làm từ chất liệu memory foam có rất nhiều loại khác nhau trên thị trường, nhưng nhìn chung sẽ tồn tại 2 loại chính.

memory-foam
Có 2 loại nệm memory foam chính – 4

Loại truyền thống

Đây là loại nệm memory foam đầu tiên được đưa vào thị trường. Nệm memory foam truyền thống được thiết kế để tạo khuôn cho cơ thể khi nằm.

Tuy nhiên có một vấn đề với loại này, là nó có xu hướng giữ nhiệt, gây cảm giác bí bách, nóng bức khi nằm, đặc biết là vào mùa hè.

Loại có dạng cấu trúc mở (open-cell)

Loại này có cấu trúc bề mặt chứa có ô thoáng khí, giúp cho việc giải phóng không khí tốt hơn, từ đó làm giảm lượng nhiệt bề mặt khi sử dụng.

Ban đầu, với cấu trúc ô khí như vậy sẽ làm cho bề mặt nệm giảm đi khả năng nâng đỡ. Tuy nhiên về sau, tình trạng này đã được cải thiện.

Cấu tạo nệm Memory foam

Nệm Memory foam có mấy lớp? Tùy thuộc vào từng loại sẽ có cấu trúc lớp khác nhau, nhưng cơ bản nệm Memory foam có cấu tạo 3 lớp đó là: lớp Comfort, lớp Transition và lớp Core.

cau-truc-cac-lop-ben-trong-đem-memory-foam
Cấu trúc các lớp bên trong nệm memory foam

Lớp Comfort

Đây là lớp nằm trên cùng của nệm, lợp này sẽ được thiết kế với độ đàn hồi và khả năng thoáng khí cao. Nhằm nâng đỡ cơ thể người và điều hòa nhiệt độ.

Lớp Transition

Lớp này sẽ là lớp chuyển tiếp ở giữa, sẽ giúp giải tỏa áp lực của cơ thể người khi nằm tác động lên bề mặt nệm. Ngoài ra, còn hỗ trợ giải phóng nhiệt cho lớp Comfort ở trên.

Lớp Core

Lớp này là lớp nằm dưới cùng, có thiết kế dày và chắc chắn hơn 2 lớp ở trên. Có nhiệm vụ làm nền nâng đỡ và giữ cấu trúc cho nệm.

Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu chi tiết và nắm bắt hơn về nệm Memory foam giúp ích bạn trong đời sống. Chúc bạn thành công!

Câu hỏi thường gặp

  1. Làm thế nào để chọn nệm memory foam tốt?

    Bạn cần dựa vào các yếu tố như độ cứng của nệm, độ dày, khối lượng nệm và chọn những thương hiệu chất lượng, mua tại những nơi uy tín.

  2. Nệm Memory foam có thấm nước không?

    Đây là loại nệm không nên để thấm nước, vì nước hoặc những loại dung môi có thể làm mất liên kết của cấu trúc bề mặt nệm làm cho nệm bị giảm chất lượng và tuổi thọ.

Chú thích hình ảnh

  • 1: Kusels
  • 2: SmaTek
  • 3: NASA
  • 4: Yêu Giấc Ngủ

Xem thêm bài viết khác

>> Nệm bông ép là gi? Ưu và nhược điểm của nệm bông ép

>> Đệm hơi là gì? Những điều cần biết về đệm hơi

>> Đệm hơi chống loét cho người già và những thông tin cần biết

>> Dịch vụ vệ sinh nệm tại nhà chuyên nghiệp, uy tín

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services