[Giải Đáp] 10 Đầu Ngón Tay Trẻ Sơ Sinh Bị Thâm Có Nguy Hiểm?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Sức khỏe ở trẻ sơ sinh luôn là mối lo ngại lớn đối với các bố mẹ. Hiện tượng 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp đặc biệt, đây là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh. Hãy cùng bTaskee nghiên cứu về tình trạng này ngay dưới đây.

Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh 10 đầu ngón tay bị thâm

Hiện tượng trẻ sơ sinh 10 đầu ngón tay bị thâm còn được gọi là  acrocyanosis – hội chứng xanh tím. Đây là một tình trạng đổi màu xanh hoặc tím tái ở các ngón tay, hiện tượng sinh lý bình thường, không gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Chứng xanh tím đầu chi thường gặp ban đầu sau khi sinh ở trẻ sơ sinh và có thể tái phát ở trẻ sơ sinh nếu trẻ bị lạnh, chẳng hạn như sau khi tắm hoặc khóc. Có thể là do thiếu oxy ở các mạch máu nhỏ trên da, làm cho màu sắc của bàn tay và bàn chân chuyển màu xanh tím.

Hiện tượng này thường biến mất trong vòng vài tuần sau khi sinh. Nếu trẻ vẫn bị thâm đầu ngón tay sau 3 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe để tránh nhầm lẫn với các hội chứng bệnh khác. 

Một số cách để giúp trẻ giảm hiện tượng thâm đầu ngón tay là: giữ ấm cho trẻ, mát xa nhẹ nhàng cho trẻ, cho trẻ bú sữa mẹ, tránh để trẻ bị stress hoặc khóc quá nhiều.

Khi bé vừa chào đời có thể xuất hiện chứng xanh tím và sẽ biến mất sau vài tuần.
Khi bé vừa chào đời có thể xuất hiện chứng xanh tím và sẽ biến mất sau vài tuần. 

Hiện tượng thâm ngón tay nguyên phát

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng thâm 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh nguyên phát là do thay đổi nhiệt độ. Có thể xuất hiện trong vài giờ khi bé chào đời và là một tình trạng lành tính, sẽ tự khỏi. 

Mẹ sẽ thấy trên 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm khi trời trở lạnh.
Mẹ sẽ thấy trên 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm khi trời trở lạnh.

Vị trí bị thâm ngón tay nguyên phát 

Nếu là bệnh lý nguyên phát thì sẽ không gây ra đau đớn thông thường khi mắc bệnh mẹ sẽ thấy ở các đầu ngón tay, ngón chân của trẻ có hiện tượng xanh tím. Có trường hợp sẽ xuất hiện trên cơ thể như lỗ tai, môi, cổ chân, núm vú… 

Ngoài 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm sẽ còn xuất hiện ở những bộ phận khác.
Ngoài 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm sẽ còn xuất hiện ở những bộ phận khác.

Các triệu chứng của thâm ngón tay nguyên phát

Các triệu chứng thường xảy ra nhất của tình trạng này là:

  • Ngón tay hoặc ngón chân có màu thâm tím.
  • Tay chân lạnh, ướt và đổ mồ hôi.
  • Nhiệt độ da thấp hơn và lưu lượng máu giảm.
  • Tay và chân có thể bị sưng.

Triệu chứng bắt đầu có biểu hiện biến đổi màu sắc, thời gian đầu khi thời tiết trở lạnh bàn tay trẻ sơ sinh từ màu trắng sau đó là xanh tím (thâm đen). Khi đó, mạch máu không được lưu thông, khí máu được truyền đến sẽ bình thường trở lại. 

Hiện tượng 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm có thể sẽ không xuất hiện ở cả 2 bàn tay, có thể là 1 ngón sau đó lan dần ra các đầu ngón tay còn lại. Các mẹ đừng quá lo cứ quan sát và hãy phân tán sự chú ý của bé vì sau khi cơ thể ấm lên các biểu hiện này sẽ biến mất.

Mẹ hãy giữ ấm cho cơ thể trẻ sơ sinh và trò chuyện với bé.
Mẹ hãy giữ ấm cho cơ thể trẻ sơ sinh và trò chuyện với bé.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thâm ngón tay nguyên phát 

Lý do phổ biến là khi trẻ sơ sinh vừa chào đời, lượng máu giàu oxy sẽ tập trung đến bộ phận quan trọng như não bộ, tim sau đó mới đến chân tay. Đôi khi do rối loạn nội tiết tố thần kinh tương đối lành tính gây ra.

Bên cạnh đó, khi thời tiết chuyển sang vào mùa lạnh, các tiểu động mạch ở tay, chân người mắc bệnh có sự biến đổi co thắt nhanh hơn so với bình thường.

Bất kể nguyên nhân là gì, dạng lành tính thường không cần điều trị y tế. Trường hợp khẩn cấp cần đưa đến bệnh viện nếu các chi phải chịu thời gian lạnh kéo dài, đặc biệt ở trẻ em có sức khỏe tổng quát kém.

Rối loạn nội tiết tố thần kinh cũng là một nguyên nhân của các vết thâm ở 10 đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh.
Rối loạn nội tiết tố thần kinh cũng là một nguyên nhân của các vết thâm ở 10 đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh.

Nếu bạn vừa phải bận rộn với việc chăm sóc con cái vừa phải dọn dẹp nhà cửa khiến bạn không còn thời gian nghỉ ngơi. Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ tại app bTaskee. Bạn sẽ có ngay một phụ tá giúp bạn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, an tâm.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!

Hiện tượng thâm ngón tay thứ phát ở trẻ em

Đối với hiện tượng thâm ngón tay thứ phát sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều vì có thể trẻ đã mắc những căn bệnh tiềm ẩn như bệnh về não bộ, ung thư, tắc vi mạch máu những căn bệnh này sẽ làm cơ thể trẻ suy nhược, chán ăn làm cản trở quá trình phát triển sau này.

Phụ huynh cần cẩn trọng không chủ quan nên đưa trẻ đi thăm khám và điều trị sớm. Lối sống sinh hoạt cũng rất quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm theo hướng lành mạnh.

Đối với trẻ sơ sinh bị thâm 10 đầu ngón tay thứ phát có thể là do mắc bệnh tim bẩm sinh.
Đối với trẻ sơ sinh bị thâm 10 đầu ngón tay thứ phát có thể là do mắc bệnh tim bẩm sinh.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thâm ngón tay thứ phát

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như bệnh tim bẩm sinh, tác dụng phụ của thuốc trị đau nửa đầu, tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh này cũng có khả năng ảnh hưởng đến bé từ khi còn trong bụng. 

Hiện tượng thâm ngón tay thứ phát có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số căn bệnh liên quan đến mạch máu, nhiễm trùng, khối u, bệnh tim bẩm sinh, hoặc các rối loạn toàn thân khác.

Để chắc chắn hơn cần sự hỗ trợ của y khoa để xác định bé có khối u nào không, có trường hợp cũng gây ra thâm ngón tay hoặc trong quá trình mang thai mẹ bé hít phải khói thuốc cũng là một nguyên nhân. 

Hiện tượng 10 đầu ngón tay bị thâm có thể tái phát khi trẻ quấy khóc.
Hiện tượng 10 đầu ngón tay bị thâm có thể tái phát khi trẻ quấy khóc.

>> Xem thêm: Cách Xử Trí Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa Đúng Cách Nhất

Một số căn bệnh liên quan đến hiện tượng thâm ngón tay thứ phát

  • Hội chứng Raynaud: Một bệnh lý gây co thắt mạch máu ở các đầu ngón tay hoặc ngón chân, làm cho chúng bị tê, đau và thay đổi màu sắc. Hội chứng Raynaud có thể xảy ra ở người lớn hoặc trẻ em.
  • Bệnh viêm tắc nghẽn mạch (bệnh Buerger): Căn bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ vì là do lượng khói thuốc mà mẹ đã hít phải trong thai kỳ, làm viêm các mạch máu ở tay chân khiến bé có hiện tượng thâm tím là do máu không di chuyển được.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Hội chứng thiểu sản tim phải, hội chứng Eisenmenger,… là những bệnh tim bẩm sinh có thể gây ra hiện tượng thâm ngón tay thứ phát.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): COPD là một bệnh lý phổi mãn tính khiến cho phổi khó thở và khó lọc oxy. Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy, da ngón tay có thể bị thâm đen. 
  • Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp): Đây cũng là một căn bệnh liên quan đến thâm ngón tay. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormon giáp, làm ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy, da ngón tay có thể bị thâm đen
  • Bệnh Chikungunya: Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có thể là do virus Chikungunya làm tổn thương mạch máu nhỏ ở da. Khi bị muỗi vằn đốt sau thời gian ủ bệnh 8-10 ngày bé sẽ bị sốt, đau đầu, đau cơ, đau khớp, và phát ban. Tuy hiếm nhưng có thể khiến 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm, đặc biệt là ở ngón tay cái và ngón trỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thâm ở 10 đầu ngón tay trẻ cho nên cần đến các chuyên gia bác sĩ để thăm khám.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thâm ở 10 đầu ngón tay trẻ cho nên cần đến các chuyên gia bác sĩ để thăm khám.

Trẻ em bị thâm đầu ngón tay dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là một dạng bất thường của cấu trúc hoặc chức năng của tim, khiến cho máu không được lưu thông bình thường trong cơ thể. Khi máu không được oxy hóa đầy đủ, da ngón tay có thể bị thâm đen. 

Biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh là:

  • Khó thở, thở nhanh, thở rút lõm.
  • Tím tái môi, ngón tay, ngón chân.
  • Tăng nhịp tim, đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu.
  • Sưng chân tay, tăng cân kém, còi cọc, chậm lớn.
  • Thở khò khè, ho, hay bị viêm phổi.
  • Lười bú sữa, quấy khóc.

Để chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi về lịch sử bệnh và có thể làm một số xét nghiệm như siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp X-quang ngực, chụp CT tim, chụp cộng hưởng từ tim, hay can thiệp tim mạch…

Hiện tượng 10 đầu ngón tay bị thâm ở trẻ sơ sinh có thể là bệnh tim bẩm sinh từ khi trẻ trong bụng mẹ.
Hiện tượng 10 đầu ngón tay bị thâm ở trẻ sơ sinh có thể là bệnh tim bẩm sinh từ khi trẻ trong bụng mẹ.

Mong những thông tin bTaskee đã gợi ý trên, các bậc phụ huynh có thể hiểu thêm về bệnh 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm. Khi thấy bé có tình trạng bất thường, bố mẹ nên đưa đến bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị tốt nhất. 

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services